Chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát ổn định
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng vừa ký báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trong đó có việc quản lý, kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là cho vay chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.
* Kiểm soát rủi ro liên quan đến chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp
Báo cáo cho biết, đến tháng 4/2022, tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm khoảng 0,5% tổng dư nợ nền kinh tế, dư nợ chủ yếu là ngắn hạn (chiếm 98%); tập trung phần lớn vào dư nợ để đầu tư trái phiếu Chính phủ.Tổng số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 4/2022 là 320,4 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ tín dụng (2,86%), cho thấy hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng vẫn được kiểm soát.
Nhằm kiểm soát rủi ro liên quan đến chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý với các quy định theo hướng chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu của tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống.Theo đó, khi phát hành trái phiếu, tổ chức tín dụng phải tuân thủ các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán như đối với các doanh nghiệp khác; đồng thời phải tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro để có các biện pháp xử lý phù hợp.Chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá lại hoạt động cấp tín dụng, tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động cấp tín dụng, trong đó có hoạt động cấp tín dụng đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân, tập đoàn bất động sản lớn và người có liên quan để quản lý chặt chẽ, hạn chế phát sinh các rủi ro liên quan.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn có những khó khăn, vướng mắc. Các rủi ro từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp phần lớn phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phát hành trái phiếu (thuộc phạmvi quản lý của các bộ, ngành khác).Việc thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng liên quan đến các lĩnh vực này chỉ là biện pháp quản lý rủi ro từ phía ngân hàng. Do đó, cần có những biện pháp toàn diện, mang tính đồng bộ với sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan để làm trong sạch, lành mạnh hóa, củng cố thị trường chứng khoán cũng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa các quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, đồng thời hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững.Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, có các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các rủi ro, vi phạm phát sinh, đồng thời thường xuyên cảnh báo, chấn chỉnh tổ chức tín dụng đối với hoạt động này.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp cơ cấu lại và phát triển bền vững các phân đoạn thị trường tài chính, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành một kênh huy động vốn trung, dài hạn chính của nền kinh tế.*Thổi giá gây sốt ảo bất động sản làm ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng
Liên quan đến cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt gần 2,29 triệu tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021, chiếm tỷ trọng 20,44% trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%. Cơ quan này đánh giá, lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, cần có các giải pháp kiểm soát. Các giải pháp đã và đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện là hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng, tập trung kiểm tra các hồ sơ cấp tín dụng lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng. Từ đó phát hiện các vấn đề, tồn tại, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng để kịp thời xử lý vi phạm, đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị cụ thể hạn chế rủi ro của các tổ chức tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng. Những khó khăn, vướng mắc trong kiểm soát dòng vốn này được Ngân hàng Nhà nước nêu ra là thị trường bất động sản biến động mạnh; tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất với giá cao bất thường... ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.Mặc dù tình hình cấp tín dụng cũng như chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát ổn định nhưng để hạn chế tác động của thị trường bất động sản đối với kinh tế vĩ mô, tiền tệ, cần có các giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ với sự phối hợp của các bộ, ban, ngành có liên quan để lành mạnh hóa, xây dựng thị trường bất động sản an toàn, bền vững.
“Hiện nay khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn (từ 10 - 25 năm), trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn và cho vay đối với lĩnh vực này là rủi ro lớn đối với các ngân hàng”, Ngân hàng Nhà nước cho hay. Đề cập đến các giải pháp thực hiện hiệu quả lĩnh vực này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản, đồng thời, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để mua, đầu tư nhà ở tự sử dụng, tiêu dùng, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ. Cùng đó, tiếp tục rà soát và phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững, kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Tăng cường thanh tra, giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản để kịp thời đưa ra giải pháp nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, có các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện kịp thời rủi ro, vi phạm phát sinh./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
NHNN: Tín dụng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn được kiểm soát
20:19' - 06/06/2022
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 31/5, tín dụng tăng 8,04% so với cuối 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Ngân hàng
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị kiểm soát tín dụng
18:49' - 04/06/2022
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị kiểm soát mà chỉ là một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất kéo dài thời gian thực hiện về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
12:42' - 01/06/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 1/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam – Hàn Quốc
20:19'
Ngày 31/3, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác đường sắt Việt Nam - Hàn Quốc năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52'
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tiếng nói kỳ vọng từ các doanh nghiệp
19:28'
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23'
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13'
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12'
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang: Động lực chiến lược cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới
19:02'
Trên bước đà chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tư nhân một lần nữa được Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng bứt phá và phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận, làm chủ công nghệ phát triển đường sắt tốc độ cao
18:33'
Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận, làm chủ công nghệ phát triển đường sắt tốc độ cao và phát triển ngành công nghiệp đường sắt, vận hành khai thác vận tải hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An duyệt hơn 1.850 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối với TP Hồ Chí Minh
17:38'
Theo Ban Quản lý dự án tỉnh Long An, UBND tỉnh đã có quyết định điều chỉnh chủ trương nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐT.830C với tổng mức đầu tư được duyệt là hơn 1.850 tỷ đồng.