Chăn nuôi an toàn sinh học: Chìa khóa mùa cúm gia cầm
Ngày 4/3, tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tọa đàm “an toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi vịt vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2019, Việt Nam có hơn 133.000 con gia cầm bị tiêu hủy do mắc cúm. Hai tháng đầu năm 2020, cả nước đã xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm; trong đó có 29 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N1 tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Trà Vinh, Thái Bình, Bình Dương, Ninh Bình, 2 thành phố là Hải Phòng và Hà Nội. Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy là hơn 100.000 con. Theo nhận định của tiến sỹ Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Việt Nam có nguy cơ lây lan, bùng phát dịch cúm gia cầm rất lớn. Bởi những yếu tố làm dịch cúm dễ xảy ra đều đang tồn tại như mầm bệnh ở nhiều nơi, mật độ chăn nuôi cao, thời tiết cực đoan, tập quán buôn bán, giết mổ lạc hậu... Vì vậy, việc nâng cao ý thức và chủ động chống dịch ở các địa phương là rất quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có đàn vịt lớn nhất cả nước, ước đạt hơn 25 triệu con, chiếm 37% tổng đàn. Trong thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xuất hiện tại tỉnh Trà Vinh. Theo đó, hơn 1.000 con gia cầm buộc phải tiêu hủy. Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên được phát hiện ở khu vực phía Nam những tháng đầu năm 2020. Trước thực trạng này, chăn nuôi an toàn sinh học được xem là bài toán hiệu quả nhất để phát triển bền vững; trong đó, 3 vấn đề cần đảm bảo là cách ly mầm bệnh, làm sạch và khử trùng chuồng trại, thiết bị vật chất, tăng cường sức đề kháng và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm. Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, chăn nuôi thủy cầm là nghề truyền thống và nguồn thu nhập quan trọng của trên 240.000 hộ nuôi vịt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Xu hướng chung là chăn nuôi công nghiệp, tuy nhiên trong thực tế, chăn nuôi theo phương thức truyền thống vịt chạy đồng vẫn phổ biến.Theo phương thức này, người nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất (vì thức ăn chiếm 70 - 80% quá trình nuôi). Vấn đề đặt ra là để đảm bảo an toàn sinh học khi nuôi vịt chạy đồng là phải kiểm soát đàn nuôi, tránh lây nhiễm từ nguồn bệnh khác, tránh nhiễm độc thuốc trừ sâu hoặc nhiễm độc tố gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng. Đồng thời, cần tiêm vắc xin đầy đủ, sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế mùi hôi và ruồi muỗi...
Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp và nông dân cũng bàn đến việc liên kết đưa trứng vịt tham gia vào chuỗi khép kín từ nơi sản xuất đến bàn ăn, góp phần đảm bảo tiêu thụ ổn định mặt hàng gia cầm. Bà Phạm Thị Huân – Giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân cho biết, trong khoảng 5 năm trở lại, nông dân nuôi vịt lao đao mất dần vị thế, điều này đặt ra yêu cầu phải sản xuất theo hướng an toàn để phục vụ người tiêu dùng ở thị trường nội địa và quốc tế. Bà Huân cho rằng, doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu hàng tốt hay không tuỳ thuộc vào sự đồng đều, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo quy trình chăn nuôi đến quả trứng xuất chuồng. Trong thời điểm hiện tại, công ty sẽ nghiên cứu kích cầu thị trường nội địa, “bắt tay” những người nông dân chăn nuôi vịt an toàn để tạo đầu ra ổn định. Doanh nghiệp sẽ chủ động thông tin thị trường để người dân có thể định hướng quy hoạch sản xuất; hỗ trợ kỹ thuật để sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là tránh tình trạng trứng vịt nhiễm chất Sudan - hàm lượng chất tạo màu tồn tại trong lòng đỏ trứng. Dự kiến trong tháng 4/2020, sản phẩm trứng vịt an toàn của Đồng Tháp sẽ có mặt tại các kênh phân phối và tiêu thụ của Công ty cổ phần Ba Huân trên khắp cả nước.Theo các nhà chuyên môn, chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học phải lưu tâm đến chất lượng con giống (nhất là con giống bố mẹ), quy trình chăn nuôi đảm bảo từ lò ấp nở đến nguồn thức ăn, nước uống… Từ đó sẽ nâng cao sản lượng trứng đẻ, kích cỡ, lòng đỏ trứng. Đồng thời, xây dựng cơ sở vật chất, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún tạo thành hệ thống “vệ tinh sản xuất” tạo nguồn cung ứng ổn định cho các doanh nghiệp.
Đồng Tháp hiện là địa phương có tổng đàn vịt lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung phần lớn tại các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Hồng Ngự. Năm 2019, đàn vịt của tỉnh đạt 6,8 triệu con, với sản lượng trên 273 triệu trứng và sản lượng thịt hơi xấp xỉ 9.000 tấn/năm. Năm 2020, Đồng Tháp sẽ phát triển tổng đàn vịt là 7,5 triệu con, sản lượng 291 triệu trứng. Ông Huỳnh Tất Đạt – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp bày tỏ, nghề chăn nuôi vịt chạy đồng là nghề truyền thống lâu đời, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, hình thức chăn nuôi này không còn phù hợp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, địa phương khuyến khích hình thức sản xuất tập trung, quy mô lớn, sản xuất an toàn sinh học đảm bảo chất lượng, tạo thương hiệu cho sản phẩm. Ông Đạt cho biết, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp tiếp tục đồng hành cùng người dân về kỹ thuật sản xuất, kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh, chủng virus, mầm bệnh trên đàn gia cầm. Ngoài ra, các cán bộ chuyên môn sẽ giúp bà con giám sát nguồn thức ăn đầu vào thông qua việc lấy mẫu định kỳ từ một số hộ chăn nuôi để kiểm soát tồn dư hoạt chất ảnh hưởng đến chất lượng trứng, qua đó kịp thời khuyến cáo giúp doanh nghiệp, nông dân có hướng xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, hiện Đồng Tháp nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù phát triển ngành hàng vịt, tạo điều kiện hỗ trợ người dân xây dựng mô hình chăn nuôi đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng góp phần tăng khả năng cạnh tranh. Tại buổi tọa đàm, trung tâm khuyến nông quốc gia cam kết sẽ hỗ trợ nông dân Đồng Tháp thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học và kết hợp các doanh nghiệp chuyên sản xuất lĩnh vực gia cần tư vấn các giải pháp chăn nuôi con giống bố mẹ, quy trình ấp nở; cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới về chăn nuôi cho đàn vịt./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chăn nuôi an toàn sinh học có thể tái đàn lợn
17:50' - 16/10/2019
Ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã kiểm tra các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ở một số doanh nghiệp, trang trại ở tỉnh Hưng Yên.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc việc tái đàn lợn nếu đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học
15:25' - 13/09/2019
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cân nhắc, xem xét việc tái đàn gắn với chăn nuôi an toàn sinh học để tránh việc thiếu và khủng hoảng nguồn thịt trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lấy nước vụ Đông Xuân: Tiết kiệm được từ 0,2 - 0,7 tỷ m3 nguồn nước xả
16:52'
Việc lấy nước vụ phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã tiết kiệm được từ 0,2 – 0,7 tỷ m3 nguồn nước xả so với kế hoạch.
-
Kinh tế & Xã hội
Sẽ mở mới tuyến xe buýt điện Bắc Ninh - Nội Bài
16:21'
Việc đưa tuyến xe buýt điện Bắc Ninh-Nội Bài vào vận hành góp phần tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Sóc Trăng vận hành tạm thời cống âu thuyền Rạch Mọp
16:01'
Ngày 17/2, Bộ NN và PTNT phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức vận hành tạm thời cửa van công trình cống âu thuyền Rạch Mọp (thuộc dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu).
-
Kinh tế & Xã hội
Tượng đồng của Camille Claudel được bán đấu giá 3 triệu USD tại Pháp
15:05'
Camille Claudel là một trong những nữ nghệ sĩ tài năng nhưng đầy bi kịch của nước Pháp. Bà từng phá hủy nhiều tác phẩm của mình trước khi bị người anh trai đưa vào bệnh viện tâm thần năm 1913.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề thi tham khảo môn Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2025
15:03'
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo và đáp án đề tham khảo môn Lịch sử Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh hư hỏng kéo dài
15:01'
Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (đường tỉnh 547, đường ven biển Hà Tĩnh) hiện đã xuống cấp, hư hỏng tại nhiều vị trí.
-
Kinh tế & Xã hội
Điện Biên cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm
13:57'
Ngày 17/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã ra thông báo số 161/TB-CCKL về việc dự báo nguy cơ cháy rừng của toàn tỉnh đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) do tình trạng nắng nóng, hanh khô kéo dài.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
10:42'
Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) học sinh trung học phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Triều Tiên công bố kế hoạch mở rộng thủ đô Bình Nhưỡng
10:42'
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã công bố kế hoạch xây dựng nhằm mở rộng thủ đô Bình Nhưỡng về phía Đông, đồng thời cam kết cải tạo các khu vực ở ngoại ô thành phố này.