Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chăn nuôi an toàn sinh học có thể tái đàn lợn
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn châu Phi là bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử chăn nuôi Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành hàng. Với loại bệnh này cần xác định phải "sống chung". Thực tế các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học đã cho thấy có thể "sống chung" với loại bệnh dịch này.
Là một trong những doanh nghiệp đến nay vẫn an toàn trước loại dịch bệnh này, ông Đào Mạnh Lương, Tổng giám đốc Tập đoàn MAVIN cho biết, doanh nghiệp đã áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. Doanh nghiệp đang áp dụng 3 lớp bảo vệ: sử dụng sát trùng hữu hiệu đưa vào thức ăn, nước uống và vệ sinh chuồng trại hàng ngày; sử dụng chế phẩm thiên nhiên tăng cường hệ miễn dịch của lợn, bắt dính vi khuẩn gây hại trong đường ruột đưa ra ngoài; sử dụng kháng sinh thế hệ mới nhằm ức chế quá trình nhân vi rút nội bào.
Hiện MAVIN đang có 2.000 con lợn cụ kỵ, 4.000 con ông bà và 23.000 con nái sinh sản. Công suất các trang trại hiện đảm bảo 150.000 chỗ nuôi lợn thương phẩm. Mỗi ngày, doanh nghiệp hiện đang đưa ra thị trường 1.000 con lợn thương phẩm.Với quy mô sản xuất trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Tập đoàn MAVIN là một trong những hạt nhân để thúc đẩy khôi phục ngành hàng này. Do đó, Tập đoàn cần bảo vệ tuyệt đối cho đàn lợn cụ kỵ, ông bà, nái. Tập đoàn cần nhanh chóng nhân tối đa con giống; tận dụng tối đa để có thể cung cấp thị trường sản phẩm, vừa đảm bảo lợi ích doanh nghiệp vừa góp phần chung trách nhiệm với cộng đồng để ổn định thị trường, xã hội.Về dài hơi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị, doanh nghiệp cùng chung tay phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu vắc xin phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh phát triển lĩnh vực chế biến thực phẩm, bởi đây là chìa khóa cuối cùng đánh giá hiệu quả của chuỗi sản xuất. Không chỉ các doanh nghiệp lớn, nhiều trang trại có quy mô từ vài trăm con trở lên cũng đang áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và cho hiệu quả tốt, an toàn trước dịch tả lợn châu Phi. Ông Trần Quốc Toản, Khoái Châu, Hưng Yên cho biết, trang trại vượt qua được “cơn bão” dịch tả lợn châu Phi, nhờ chăn nuôi theo VietGAP. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu, nghiên cứu, ông thấy, ngoài nguồn thức ăn có thể là con đường lây lan, dịch bệnh cũng có thể lây qua tay chân người nuôi do đó trước khi cho lợn ăn, người nuôi phải vệ sinh chân tay sạch sẽ. Với cách chăn nuôi và phòng chống trên, đến nay trang trại của ông vẫn an toàn trước dịch tả lợn châu Phi. Trang trại đã tái đàn thành công và đang chuẩn bị nhập con giống tái đàn tiếp. Hiện ông Toản đang có 1.500 con lợn; trong đó 150 con nái, 400 con thương phẩm chuẩn bị xuất bán. Trang trại của ông chăn nuôi hữu cơ 100%.Ông Đỗ Văn Nghĩa, xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên chủ trang trại chăn nuôi an toàn sinh học khép kín với quy mô nuôi từ 3.000 – 4.000 lợn thương phẩm và có 350 con nái chia sẻ kinh nghiệm phải tuyển chọn con giống sạch bệnh; kiểm soát chặt chẽ đầu vào/đầu ra, thức ăn được sát trùng và xử lý tia UV trước khi cho lợn ăn.
Theo ông Nghĩa, bước quan trọng nhất là phải xác định được nguồn lây bệnh và sử dụng các chế phẩm sinh học phòng chống, không cho vi rút phát tán trong trang trại, đồng thời chú trọng nhất là nâng cao sức đề kháng cho gia súc.Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học của các trang trại. Các trang trại có ưu điểm chăn nuôi khép kín từ đàn lợn bố mẹ và quản trị chăn nuôi chặt chẽ. Bộ trưởng đề nghị các trang trại phát huy kết quả đạt được và củng cố quy trình chăn nuôi chặt chẽ hơn, tránh chủ quan để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mình và xã hội.Bộ trưởng cho rằng, hiện dịch có chiều hướng giảm, nhiều địa phương đã qua 30 ngày không tái phát dịch nên đã đến lúc cần tái đàn lợn. Các quy mô chăn nuôi từ trang trại đến doanh nghiệp cho thấy, những mô hình nào chăn nuôi theo an toàn sinh học tốt, cơ bản vẫn giữ nguyên được đàn. Hiện nay, thị trường đang có nhu cầu tốt. Đây là những yếu tố có thể khuyến khích cho tăng đàn.Để tăng đàn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần tập trung ở những những cơ sở an toàn sinh học, những hộ, nông trại lớn có điều kiện đảm bảo an toàn sinh học. “Những hộ quá nhỏ lẻ, cận khu dân cư, không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, khuyến nghị không nên tái đàn để tránh nguy cơ rủi ro lần thứ hai”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khuyến cáo.Sau hơn 8 tháng bùng phát, đến nay bệnh dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại, làm giảm 8,2% sản lượng thịt lợn. Để bù đắp lượng thịt lợn thiếu hụt, ngành chăn nuôi đã thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm, đại gia súc và thủy sản để bù đắp thiếu thịt. Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng, gia cầm tăng 13,5%, trâu tăng 3,1%, bò tăng 4,2%, thủy sản tăng 6,12%. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bằng các biện pháp tổng hợp cùng với các giải pháp thị trường chúng ta có thể bình ổn giá, đủ thực phẩm cung cấp cho thị trường từ nay đến cuối năm./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cục Chăn nuôi: Chủ động được nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
20:09' - 14/10/2019
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ngành chăn nuôi chủ động được nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Người chăn nuôi lợn ở Bến Tre e ngại tái đàn
11:53' - 07/10/2019
Hơn 3 tháng kể từ ngày bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn, đến nay bệnh dịch đã lan ra 73 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thành phố với gần 700 hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỷ lệ liên kết chuỗi trong chăn nuôi bò sữa chiếm gần 100%
12:37' - 24/09/2019
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngành chăn nuôi, đặc biệt là ngành sữa có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển do nhu cầu tiêu dùng trong nước về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 24/11/2024. XSMB Chủ Nhật ngày 24/11
19:30'
Bnews. XSMB 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMB Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24/11/2024. XSMN Chủ Nhật ngày 24/11
19:30'
Bnews. XSMN 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMN Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMN ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 24/11/2024. XSMT Chủ Nhật ngày 24/11
19:30'
Bnews. XSMT 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMT Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 24/11/2024
19:30'
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 24 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm đặc trưng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng
19:20'
Sự mất cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, sự thiếu ý thức trong bảo vệ rừng chính là một phần nguyên nhân khiến hậu quả của thiên tai ngày càng khốc liệt.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTG 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSTG ngày 24/11
19:00'
Bnews. XSTG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSKG 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSKG ngày 24/11
19:00'
Bnews. XSKG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSKG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSKG ngày 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐL 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024. XSĐL ngày 24/11. KQXSDL. XSDL 24/11
19:00'
Bnews. XSĐL 24/11. XSDL 24/11. KQXSDL. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSĐL Chủ nhật. Trực tiếp KQXSĐL ngày 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mở cửa miễn phí nhiều di tích nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
18:56'
Tại Hà Nội, các di tích Quốc gia đặc biệt như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa miễn phí vé tham quan trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.