Châu Á chịu tác động nặng nề nhất do tan băng toàn cầu
Theo ước tính của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới nhân Ngày Sông băng Thế giới đầu tiên 21/3, kể từ năm 1975 đến nay, Trái đất đã mất 9.000 tỷ tấn băng từ các dãy núi - tương đương với một khối băng dày 25 mét có diện tích bằng nước Đức.
Theo tờ SCMP, Châu Á, với dãy Hindu Kush Himalaya và cao nguyên Tây Tạng, đang phải đối mặt với mối đe dọa kép. Không chỉ chịu ảnh hưởng từ mực nước biển dâng tại các trung tâm kinh tế lớn như Hong Kong, Thượng Hải, Bangkok và Mumbai, khu vực này còn đang đứng trước nguy cơ tan băng nhanh chóng và mất lớp tuyết trên các dãy núi.
Mặc dù các dãy núi khác đang mất trữ lượng nước đóng băng nhanh hơn - dãy Alps đã mất 39% khối lượng sông băng trong thế kỷ này, dãy Rocky ở Canada mất 1/4 và Caucasus mất hơn 1/3 - tác động của sự tan băng ở châu Á có thể sẽ nghiêm trọng hơn nhiều do quy mô dân số khổng lồ và hoạt động kinh tế phụ thuộc vào nguồn nước này.
Nhiệt độ toàn cầu tăng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp tuyết phủ: trong những thập kỷ gần đây, nhiều vùng núi đã mất 15 ngày tuyết phủ mỗi năm. Đối với các vùng núi cao, tuyết tan theo mùa là nguồn cung cấp nước ngọt chính. Những tổn thất này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi, thủy điện và nguồn nước trong ngắn hạn, gây ra nhiều lũ lụt, và trong trung hạn khi nguồn nước bắt đầu cạn kiệt từ giữa thế kỷ này.
Trung tâm Phát triển Núi Tích hợp Quốc tế dự báo hầu hết các con sông băng sẽ đạt đỉnh tan chảy vào năm 2050. Mặc dù tuyết và băng ở dãy Himalaya được cho là có khả năng chống chịu với nhiệt độ tăng lâu nhất, nhưng ngay cả ở đây, 1/5 khối lượng sông băng đã bị mất trong thế kỷ này.
Với dãy Hindu Kush Himalaya cung cấp nước cho 10 con sông xuyên biên giới lớn, tác động của việc mất sông băng ở châu Á có thể sẽ nhanh chóng vượt xa những nơi khác, do dân số khổng lồ, hoạt động kinh tế và 280 thành phố lớn dọc theo các lưu vực sông này. Các con sông là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế châu Á, với 865GW tài sản điện năng. Riêng lưu vực sông Dương Tử được ước tính đóng góp 38% GDP của Trung Quốc. Theo báo cáo của Tổ chức China Water Risk công bố tuần này, 49% giá trị kinh tế của Ấn Độ và 55% của Pakistan đến từ lưu vực sông Indus và sông Hằng, trong khi sông Mekong đóng góp từ 94 đến 97% GDP của Lào và Campuchia.
Người dân châu Á đã bắt đầu phụ thuộc vào nguồn nước bổ sung từ sông băng đang thu hẹp cho thủy điện, nước ngọt, nông nghiệp và khả năng chống hạn. Tuy nhiên, nguồn nước này sẽ nhanh chóng cạn kiệt khi sông băng rút nhanh hơn, gây ra hậu quả khôn lường trong bối cảnh hạn hán ngày càng khắc nghiệt hơn.
Các điều kiện khí hậu gây ra sự tan băng cũng dẫn đến những đợt nắng nóng nguy hại, thiếu nước gây chết người, lũ lụt phá hủy nhà cửa và mực nước biển dâng nhấn chìm các khu định cư ven biển. Tờ SCMP kết luận, bằng cách bảo tồn các sông băng trên thế giới, chúng ta có thể bảo vệ chính mình và cả nền văn minh. Đây có thể sẽ là cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất của loài người.
Tin liên quan
-
Đời sống
Ẩm thực Hàn Quốc đang chinh phục thế giới
08:11' - 22/03/2025
Ẩm thực và văn hóa ẩm thực Hàn Quốc được gọi là "hansik" trong tiếng Hàn, đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.
-
Đời sống
Tai O – Ngôi làng chài còn mãi với thời gian tại Hong Kong (Trung Quốc)
09:50' - 21/03/2025
Làng chài Tai O đông đúc và náo nhiệt hơn bao giờ hết vào các ngày cuối tuần, khi người dân Hong Kong và du khách thường đến đây vui chơi, dạo quanh các con phố, khám phá vẻ đẹp.
-
Đời sống
Cô dâu nước ngoài là người Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất ở Hàn Quốc năm 2024
15:51' - 20/03/2025
Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, năm 2024, phụ nữ Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các cô dâu người nước ngoài với 32,1%, sau đó là phụ nữ Trung Quốc (16,7%) và phụ nữ Thái Lan (13,7%).
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 6/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 6/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 6/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tài xế đột quỵ bất tỉnh trên cao tốc được Cảnh sát giao thông đưa đi cấp cứu kịp thời
10:01' - 05/07/2025
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông sáng 5/7 cho biết, một tài xế bị đột quỵ, nằm bất tỉnh trên cabin khi đang đi trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã được Cảnh sát giao thông đưa đi cấp cứu kịp thời.
-
Đời sống
Hà Nội: Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi có điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10
09:02' - 05/07/2025
Sau khi biết điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 tại Hà Nội, các thí sinh cần lưu ý những mốc thời gian sau.
-
Đời sống
Phát hiện thành phố cổ có niên đại 3.500 năm tuổi tại Peru
07:00' - 05/07/2025
Tại một cuộc họp báo, nhà khảo cổ học Marco Machacuay, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ Văn hóa Peru cho biết rằng tầm quan trọng của Peñico nằm ở chỗ khu vực này là sự tiếp nối của xã hội Caral.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 5/7
05:00' - 05/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 5/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 5/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Một phụ nữ nhập viện sau khi dùng thuốc giảm cân thải độc, collagen không rõ nguồn gốc
16:46' - 04/07/2025
Các sản phẩm được quảng cáo có tác dụng giảm cân, thải độc, tăng cường miễn dịch và cải thiện làn da.
-
Đời sống
Không gian văn hóa mới hút hồn du khách tại Đà Nẵng
15:59' - 04/07/2025
Từ ngày 4/7/2025, Bảo tàng Đà Nẵng chính thức bán vé phục vụ du khách tham quan, trải nhiệm lịch sử, văn hóa thành phố trong suốt chiều dài lịch sử.
-
Đời sống
Điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 chính thức
15:57' - 04/07/2025
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm 2024.
-
Đời sống
Quy hoạch mã vùng điện thoại cố định sau sắp xếp tỉnh, thành phố
14:42' - 04/07/2025
Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.