Châu Á lên kế hoạch ứng phó với tác động từ Brexit
Tại Ấn Độ, Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley cho biết nước này đã chuẩn bị tốt để đối phó với các tác động của việc nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Theo ông Jaitley, Chính phủ Ấn Độ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, Ngân hàng trung ương) cũng như các cơ quan hữu quan đang phối hợp chặt chẽ với nhau để đối phó với bất kỳ sự bất ổn nào trong ngắn hạn và đảm bảo giảm thiểu các tác động đối với nền kinh tế trong nước.
Tại Hàn Quốc, các nhà hoạch định chính sách kinh tế chủ chốt của nước này đã họp khẩn cấp để thảo luận biện pháp bình ổn thị trường tài chính trong nước sau cuộc trưng cầu ở nước Anh. Cuộc họp do Thứ trưởng Tài chính Choi Sang Mok chủ trì.
Bộ Tài chính ra tuyên bố sau cuộc họp cho biết các đại biểu tham dự đã nhất trí "nỗ lực hết sức ở cấp trung ương nhằm giảm thiểu mọi tác động tiêu cực của Brexit đối với nền kinh tế Hàn Quốc".
Cuộc họp cũng nhất trí tăng cường giám sát thị trường tiền tệ và các dòng vốn đầu tư nước ngoài nhằm ổn định thị trường tài chính và tiền tệ.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết Trung Quốc tôn trọng lựa chọn của người dân Anh, đồng thời hy vọng nước Anh và EU sẽ thảo luận về tiến trình "xứ sở sương mù" rời khỏi liên minh sớm nhất có thể.
Bà nhấn mạnh "một châu Âu thịnh vượng và ổn định là mối quan chung của tất cả các bên".
Trước đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Anh về Brexit là bước chuyển biến và còn quá sớm để có thể đánh giá điều này sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á và các khu vực khác như thế nào.
Nhà lãnh đạo Singapore nhận định kết quả này phản ánh sự lo lắng của người dân Anh về vấn đề nhập cư, sự bức xúc khi phải thương lượng và thích ứng với các đối tác châu Âu, cũng như nguyện vọng lấy lại bản sắc và chủ quyền.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng trên thực tế, xu hướng từ bỏ và quay lưng của một số nước sẽ dẫn đến sự suy giảm về an ninh, thịnh vượng và tương lai mơ hồ hơn.
Còn Thủ tướng Malaysia Najib Razak đánh giá Brexit là sự kiện mang tính lịch sự và chưa có tiền lệ. Sau khi cho rằng một thời kỳ bất ổn của thị trường tài chính sẽ xảy ra, ông cho biết Malaysia sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến và thận trọng trước bất kỳ nguy cơ mới về kinh tế nào.
Tuy nhiên, ông nhận định sự kiện Brexit sẽ không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Malaysia. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cũng cho rằng ảnh hưởng của Brexit đối với nước này sẽ hạn chế, song Jakarta sẽ theo dõi chặt chẽ tác động đến các thỏa thuận song phương của Indonesia với nước Anh và EU.
Bộ trưởng Tài chính Philippines Cesar Purisima nhấn mạnh hậu quả trước mắt của việc nước Anh rời EU sẽ là sự rối loạn thị trường tài chính toàn cầu và ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia ở các mức độ khác nhau.
Ông nêu rõ trong ngắn hạn, sẽ có những phản ứng cảm tính trước những nguy cơ và bất ổn ngày càng tăng trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, ngân hàng Credit Suisse đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của việc nước Anh rút khỏi EU là rất hạn chế do xuất khẩu của châu Á vào thị trường Anh không đáng kể.
Theo cơ quan trên, trong số các nền kinh tế châu Á thì Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn cả.
Xuất khẩu của Singapore vào nước Anh chiếm 2% GDP, cao hơn các nền kinh tế khác trong khu vực. Hong Kong và Singapore xuất khẩu chủ yếu là dịch vụ sang nước Anh, trong khi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa.
Các chuyên gia kinh tế thuộc Credit Suisse nhận định rằng các lĩnh vực liên quan đến hàng hóa và chế biến xuất khẩu dễ bị tổn thương hơn cả.
Ở góc độ vĩ mô, tác động của Brexit đến các nền kinh tế châu Á có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần, trong đó Singapore và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do thị phần xuất khẩu của hai nước này vào thị trường EU chiếm từ 6% đến 7% GDP.
Các dòng vốn sẽ bị ảnh hưởng, nhưng điều này sẽ không khiến các ngân hàng trung ương châu Á thay đổi chính sách.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Scotland kêu gọi thảo luận ngay với EU để ở lại khối này
06:45' - 26/06/2016
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon tuyên bố Edinburgh muốn thảo luận ngay lập tức với Liên minh châu Âu (EU) để bảo vệ vị trí của Scotland trong EU.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: CH Ireland và Bắc Ireland bác đề xuất trưng cầu dân ý sáp nhập hai vùng
20:16' - 25/06/2016
Ngoại trưởng CH Ireland Enda Kenny cho rằng thời điểm này có quá nhiều “vấn đề quan trọng hơn” cần phải giải quyết chứ không phải là câu chuyện về sự sáp nhập này.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Hơn một triệu người Anh ký kiến nghị đòi trưng cầu dân ý lại
19:13' - 25/06/2016
Ủy ban kiến nghị thuộc Nghị viện Anh, nơi đang xem xét liệu có trình đề xuất này lên Hạ viện hay không, dự kiến sẽ họp và thảo luận về vấn đề này vào ngày 28/6.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Ngoại trưởng 6 nước thành viên sáng lập EU họp khẩn cấp
18:20' - 25/06/2016
Ngoại trưởng Đức tuyên bố nhóm 6 nước thành viên sáng lập EU muốn gửi thông điệp rằng "Chúng tôi sẽ không để ai lấy mất châu Âu của mình".
-
Kinh tế Thế giới
Được-mất đối với kinh tế châu Âu hậu Brexit
14:52' - 24/06/2016
Đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD từ năm 1985, trong khi giá vàng lên mức cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 3/2014.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.