Châu Á - TBD cần tận dụng fintech để mở rộng các dịch vụ tài chính
Đây là nhận định được đưa ra tại một hội thảo vừa do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương Philippines đồng tổ chức ở Manila ngày 3/5.
Hội thảo có tựa đề "Công nghệ mới trong ngành tài chính: Cơ hội và thách thức đố với châu Á", với sự tham dự của Phó Giám đốc điều hành IMF Mitsuhiro Furusawa và Chủ tịch ADB Takehiko Nakao. Tại đây, các chuyên gia đã thảo luận về cách thức mà fintech có thể giúp cải thiện tính bao trùm, phổ dụng về tài chính.
Fintech bao gồm những công nghệ mới như distributed ledger (công nghệ sổ cái phân tán), tiền điện tử, Big Data (dữ liệu lớn), và machine learning (khả năng tự học của máy).Các chuyên gia cho rằng tình trạng tiếp cận hạn chế các dịch vụ tài chính đang là một thách thức lớn đối với các hộ gia đình nghèo và các doanh nghiệp quy mô nhỏ tại châu Á. Khoảng hai tỷ người trên thế giới hiện vẫn chưa có thể tiếp cận nguồn tài chính, với một nửa trong số đó sinh sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phó Giám đốc điều hành IMF Mitsuhiro Furusawa nhận định rằng fintech có khả năng vươn tới tới các khu vực nông thôn, qua đó giúp làm chi phí của các dịch vụ tài chính trở nên phải chăng hơn. Và khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ được mở rộng.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao nhận định rằng các chính phủ trong khu vực có thể cải thiện tính bao trùm, phổ dụng về tài chính bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cơ bản, và tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nhân và giúp mọi người phát huy khả năng sáng tạo.
Tuy nhiên, ông Takehiko Nakao cho rằng các nhà hoạch định chính sách cũng cần xem xét các phương thức cải thiện các luật lệ quy định, bao gồm việc bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn tội phạm mạng và hành vi lừa đảo, trong khi duy trì được sự cân bằng giữa việc ứng dụng các phát kiến mới mới và ổn định tài chính.
Các chuyên gia tham dự hội thảo cũng thống nhất quan điểm rằng các công nghệ mới hứa hẹn sẽ đưa các dịch vụ tài chính đến với những cộng đồng nghèo, đồng thời giải quyết thách thức về việc người dân phải có tài sản thế chấp mới có thể tiếp cận các thị trường tín dụng chính thức. Ngoài ra, các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và ADB có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia khi các công nghệ mới được "trình làng".
Tin liên quan
-
Ngân hàng
ADB muốn hợp tác thay vì cạnh tranh với AIIB
17:34' - 03/05/2018
ADB đang vạch ra một chiến lược tổng thể dài hạn mới đến năm 2030 để đạt được mục tiêu xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương "thịnh vượng, phát triển toàn diện, ổn định và bền vững”.
-
Ngân hàng
Chủ tịch ADB: ADB có cơ sở vốn vững chắc để hỗ trợ các hoạt động tài chính
19:32' - 24/04/2018
Tổng giá trị các hoạt động tài chính thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong năm 2017 đã đạt mức kỷ lục 32,2 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
ADB dự báo Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực
12:56' - 11/04/2018
Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục đạt kết quả tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ GDP dự báo tăng lên 7,1% trong năm nay, trước khi giảm xuống còn 6,8% vào năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.