Châu Á trở thành điểm đến hấp dẫn khi toàn cầu hóa đang thay đổi
Trả lời phỏng vấn nhật báo Le Figaro về tình hình phát triển của các thị trường trên thế giới, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng Anh Standard Chartered, Bill Winters, nhận định rằng toàn cầu hóa đang thay đổi về bản chất và châu Á đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn.
Là CEO của ngân hàng thương mại Anh, Standard Chartered, được thành lập vào năm 1853 và có mạng lưới hơn 85.000 nhân viên và chuyên về các thị trường mới nổi, chủ yếu ở châu Á-Thái Bình Dương, ông Bill Winters cho rằng Hong Kong (Trung Quốc) từng là trung tâm tài chính quan trọng nhất ở châu Á, nhưng kể từ các cuộc biểu tình năm 2019 và tình hình bất ổn, nhiều nhà tài chính, đặc biệt là các nhà quản lý quỹ, đã rời vùng lãnh thổ này đến Singapore. Xu hướng này thậm chí còn tăng tốc sau cuộc khủng hoảng COVID-19 vừa qua. Tuy nhiên, hiện Singapore đang trở nên cực kỳ đắt đỏ, đắt hơn nhiều so với Hong Kong, nơi thậm chí giá còn đang giảm. Gần đây nhất, đất được bán đấu giá với mức giá rẻ chưa từng thấy kể từ năm 1999. Hơn nữa vùng lãnh thổ này cũng là cửa ngõ vào Trung Quốc cho các nhà đầu tư và công ty hải ngoại. Do đó Hong Kong vẫn là một trong những trung tâm tài chính thế giới.Nhận xét về môi trường đầu tư ở Trung Quốc đối với các công ty đa quốc gia phương Tây, ông Bill Winters cho biết các công ty đa quốc gia vẫn được đón nhận rất nồng nhiệt ở Trung Quốc. Điều quan trọng là phải thận trọng trong việc xử lý các vấn đề địa chính trị và luôn giữ thái độ trung lập, Standard Chartered là ngân hàng nước ngoài duy nhất phụ trách các giao dịch thanh toán bằng đồng NDT trong nước và với nước ngoài.Nhận định về tăng trưởng của nước này, ông Bill Winters cho rằng Trung Quốc đang phát triển, nhưng không phục hồi nhanh và mạnh như mong đợi. Vẫn còn phải xem liệu đây có phải là giai đoạn chuyển tiếp sau đại dịch hay liệu đất nước có phải đối mặt với các vấn đề về cơ cấu hay không. Một trong những thách thức chính của Trung Quốc liên quan đến bất động sản, lĩnh vực chiếm 14% GDP. Khoảng ba năm trước, chính phủ đã thắt chặt việc tiếp cận tín dụng nhà ở, điều đã khiến lĩnh vực vốn đang phát triển quá nóng này rơi vào bế tắc. Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đang cố gắng xoay chuyển tình thế, nhưng sẽ mất thời gian để lĩnh vực này phục hồi. Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao ở mức 21%. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng phải làm các công việc không sử dụng đến chuyên môn đã học. Ông Bill Winters hy vọng tình trạng này sẽ sớm được cải thiện.Chính những yếu tố trên đã khiến nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sản xuất sang các nơi khác của châu Á, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Điều này giúp ích rất nhiều cho các quốc gia này phát triển. Nhận định về tiềm năng phát triển các khu vực khác trên thế giới, ông Bill Winters cho rằng châu Á hiện là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mỹ vẫn luôn hùng mạnh. Pháp và Anh cũng đang kháng cự tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, các nước phương Tây đang tăng trưởng chậm lại do lạm phát và lãi suất tăng. Châu Âu thậm chí còn bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng tăng kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, và hệ lụy của nó còn kéo dài.Riêng về châu Phi, vốn là thị trường truyền thống của Standard Chartered, ông Bill Winters cho rằng tuy một số quốc gia ở châu lục này vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế, thậm chí một nước như Ghana, đang giảm các khoản nợ của họ. Nhưng châu Phi vẫn luôn phát triển chậm và không ổn định. Cơ sở hạ tầng thường có chất lượng kém và tham nhũng cao ở một số quốc gia. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, Standard Chartered đã đầu tư mạnh vào châu Phi và Trung Đông.Về thị trường châu Âu, CEO của Standard Chartered nói thêm ngân hàng đã đầu tư mạnh vào châu Âu và Pháp kể từ Brexit. Ông nói: "Chúng tôi có hơn 80 người tại văn phòng ở Paris và chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển"./.- Từ khóa :
- châu Á
- toàn cầu hóa
- USD
Tin liên quan
-
Giá vàng
Giá vàng châu Á “án binh” trong phiên 24/7
16:53' - 24/07/2023
Cùng với Fed, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng sẽ họp trong tuần này.
-
Chứng khoán
Thị trường cổ phiếu châu Á biến động hẹp trước thềm cuộc họp của Fed và ECB
16:45' - 24/07/2023
Chốt phiên chiều 24/7, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,2%, trong khi chỉ số Hang Seng trên sàn Hong Kong và chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải giảm lần lượt 2,13% và 0,1%.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm phiên sáng 24/7 trước khả năng Fed và ECB tăng lãi suất
11:29' - 24/07/2023
Phiên sáng 24/7 tại châu Á, giá dầu Brent giảm 41 xu Mỹ, hay 0,5%, xuống 80,66 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 37 xu Mỹ, hay 0,5%, xuống 76,7 USD/thùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.