Chêch lệch lương vẫn rất lớn ở các nền kinh tế phát triển
Dữ liệu ngày 23/5 cho thấy mặc dù mức lương trung bình của người lao động Hàn Quốc đã đạt mức cao mới, vượt qua 90% mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sự chênh lệch giữa người lao động vẫn là một mối lo ngại, trong đó khoảng cách về lương theo giới là đáng kể nhất.
Theo OECD, mức lương trung bình của người lao động Hàn Quốc ở mức 48.922 USD vào năm 2022, chiếm 91,6% mức trung bình của các thành viên OECD. Con số này lần đầu tiên vượt mốc 90% vào năm 2020, tăng từ 89,7% năm 2019 lên 90,4% và tiếp tục tăng lên 90,6% vào năm 2021.Mức lương trung bình của người lao động Hàn Quốc khoảng 26.000 USD vào năm 1992, lần đầu tiên vượt mốc 40.000 USD vào năm 2011 và gần đây đã gần đạt mốc 50.000 USD, liên tục thu hẹp khoảng cách với mức trung bình của OECD. Điều này khiến Hàn Quốc đứng thứ 19/38 nước thành viên OECD. Iceland dẫn đầu với mức lương trung bình của người lao động là 79.473 USD và theo sau là Luxembourg với 78.310 USD.
Tiếp theo là Mỹ và Thụy Sỹ với lần lượt là 77.463 USD và 72.993 USD. Mexico có mức lương thấp nhất là 16.685 USD. Mức lương trung bình của Nhật Bản là 41.509 USD, xếp thứ 25. Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vào năm 2014 và khoảng cách ngày càng gia tăng trong 10 năm qua. Tính đến năm 2022, mức lương trung bình của Hàn Quốc cao gấp 1,2 lần so với Nhật Bản. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng đáng chú ý, khoảng cách lương giữa các giới trong lao động Hàn Quốc vẫn còn lớn. Năm 2022, Hàn Quốc ghi nhận mức chênh lệch lương theo giới tính cao nhất trong số các nước OECD ở mức 31,2%, cao gấp 26 lần so với Bỉ, quốc gia có mức chênh lệch thấp nhất là 1,2%. Israel có khoảng cách lớn thứ hai với 25,4%, tiếp theo là Latvia với 24,9% và Nhật Bản với 21,3%. Mỹ có khoảng cách là 17%.Sự khác biệt về lương dựa trên quy mô công ty và loại hình việc làm cũng rất nổi bật. Dữ liệu từ Thống kê Hàn Quốc công bố vào tháng 2/2023 cho thấy thu nhập trước thuế trung bình hàng tháng của người lao động tại các công ty lớn ở nước này là 5,91 triệu won (4.337,6 USD).
Con số này cao gấp 2,1 lần so với thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cuộc khảo sát khác do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc công bố vào tháng Tư cho thấy mức lương theo giờ của nhân viên chính thức là 24.799 won (18,2 USD), cao gấp 1,4 lần so với nhân viên không thường xuyên.
Các chuyên gia kêu gọi nỗ lực liên tục để giảm khoảng cách tiền lương ở những khu vực này, cảnh báo rằng sự chênh lệch như vậy có thể dẫn đến xung đột xã hội. Nhà nghiên cứu Kim Nan-jue thuộc Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc cho biết kể từ khi OECD bắt đầu công bố dữ liệu về chênh lệch lương theo giới vào năm 2007 cho 21 quốc gia thành viên, Hàn Quốc luôn có khoảng cách về lương theo giới lớn nhất, ngay cả khi số quốc gia được khảo sát đã tăng lên 38. Theo nhà nghiên cứu Kim Nan-jue, với số liệu thống kê về tỷ lệ việc làm và tiền lương, việc giải quyết tình trạng gián đoạn sự nghiệp mà phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 30 phải đối mặt được coi là ưu tiên hàng đầu để giải quyết sự chênh lệch giới tính trên thị trường lao động Hàn Quốc.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Làn sóng di cư mới và ảnh hưởng đối với các nền kinh tế phát triển
05:30' - 03/06/2023
Có lý do để tin rằng lượng người nhập cư cao hiện nay sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, với các chính sách mở cửa cho lao động nước ngoài của các chính phủ là một yếu tố thúc đẩy xu hướng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng tại Đà Nẵng
10:19'
Thời tiết tại thành phố Đà Nẵng xảy ra nắng nóng trên diện rộng, nhiều ngày khô hạn liên tục, nguy cơ xảy ra cháy rừng từ ngày 19 - 22/5, báo động cấp III (Cấp cao, có khả năng dễ cháy).
-
Kinh tế & Xã hội
Nâng tầm để sản phẩm OCOP Hà Nội vươn xa hơn
09:03'
Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa để du khách đến Hà Nội càng thêm yêu quý con người, văn hóa và sản vật Thủ đô.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ hạn chế thị thực đối với một số công ty lữ hành Ấn Độ
08:08'
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 19/5 thông báo áp dụng các biện pháp hạn chế thị thực đối với một số cá nhân liên quan đến các công ty lữ hành, có trụ sở tại Ấn Độ.
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi tố hình sự đối tượng sản xuất 60 tấn giá đỗ “ngậm” chất kích thích
07:57'
Ngày 19/5, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Văn Tân do sản xuất và bán ra khoảng 60 tấn giá đỗ “ngậm” chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 20/5/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/5, sáng mai 21/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạm đình chỉ công tác cán bộ cửa khẩu vì xé thẻ lên máy bay của khách
21:08' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Bộ Công an thông tin, lãnh đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ đối với các cán bộ liên quan việc có hành vi xé thẻ lên tàu bay của một du khách.
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển đại học
21:06' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào giữa các phương thức xét tuyển đại học.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo thuận lợi nhất để xây dựng Đại học Y Hà Nội tại Bắc Ninh
20:22' - 19/05/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn đã khẳng định, tỉnh ủng hộ, mong muốn dự án Trường Đại học Y Hà Nội sớm được triển khai, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai dự án.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2025: Đăng ký xét tuyển từ ngày 16/7
20:05' - 19/05/2025
Theo quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng năm 2025, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến trên Hệ thống từ ngày 16/7 đến 17 giờ ngày 28/7.