Chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam: “Công tâm chọn mặt gửi vàng vì lợi ích chung”
Liên quan đến cơ chế chỉ định thầu được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 18/NQ-CP triển khai dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 nhiều chuyên gia cho rằng, việc "công tâm chọn mặt gửi vàng" làm cao tốc Bắc - Nam cần xét kỹ kinh nghiệm thi công, tránh trường hợp hồ sơ đẹp, năng lực yếu.
Nêu quan điểm về quyết định chỉ định thầu các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông của Chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, đó là sự quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính với tinh thần “biến điều không thể thành có thể, biến khó thành dễ” để sớm đưa công trình này vào sử dụng theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội.Theo dõi sát chuyến “xuyên Tết, xuyên Việt” hồi đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Vũ Tiến Lộc hoàn toàn đồng tình với một số nội dung Thủ tướng chỉ đạo; trong đó có việc các dự án bị chia nhỏ lẻ các gói thầu, tại cuộc họp chiều tối mồng 5 Tết Nhâm Dần tại thành phố Vinh (Nghệ An).
“Nên dành những gói thầu đủ lớn có quy mô thích hợp ưu tiên ngay cho các nhà đầu tư đồng thời là nhà thầu đã có kinh nghiệm, có tiềm năng vượt trội về quản trị và công nghệ đã được chứng minh qua thực tiễn đã hoàn thành các dự án cao tốc mang tính tương tự trong thời gian qua, theo cách cha ông thường nói “Chọn mặt gửi vàng” một cách công tâm vì lợi ích chung", ông Lộc nói.
Đánh giá về những thuận lợi của hình thức chỉ định thầu, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, chỉ định thầu được áp dụng đối với những dự án quan trọng do tính chất đặc biệt, hoặc do yêu cầu cấp bách về mặt thời gian. Vì vậy, việc Chính phủ quyết định chỉ định thầu để thi công các dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông là “quyết định hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật” và yêu cầu thực tiễn cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công để phục vụ yêu cầu phục hồi nền kinh tế trong ngắn hạn và phát triển nền kinh tế dài hạn.Ông Vũ Tiến Lộc cũng nhận định, chất lượng công trình qua phương thức chỉ định thầu và phương thức đấu thầu về cơ bản là tương đồng. Về hiệu quả kinh tế, thực tế đấu thầu trong những năm qua đối với các dự án giao thông, thì mức giá bỏ thầu của các của các nhà thầu thường chỉ dao động ở mức vài phần trăm, ngoại trừ trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp là nhà đầu tư đồng thời là nhà thầu như Tập đoàn Đèo Cả đã tiết giảm gần 1.000 tỷ đồng tại dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Chủ tịch VIAC đề xuất, khi xây dựng phương án mời thầu cần kiểm soát ngay chi phí đầu vào, quá trình chỉ định thầu phải bảo đảm sự công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm của các bên liên quan là các doanh nghiệp, là nhà thầu thi công. Vai trò của chủ đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) rất quan trọng để chúng ta chọn được nhà thầu phù hợp. Ông Phan Văn Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, chỉ định thầu còn là giải pháp loại bỏ hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”, giúp cơ hội trúng thầu của các nhà đầu tư lớn rộng mở hơn. Tại Nghị quyết số 18 /NQ-CP của Chính phủ quy định mức tiết kiệm bắt buộc 5% đối với tất cả các nhà thầu là mức cao, nhưng là cơ sở để tạo áp lực cho các nhà thầu bao gồm cả tư vấn nâng cao năng lực thiết kế, thi công và quản trị dự án mang lại hiệu quả hơn. Theo ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam chỉ còn 4 năm để triển khai nên rất khó hoàn thành nếu không có những cơ chế đột phá.Do đó, chỉ định thầu với các tiêu chí rõ ràng, minh bạch là giải pháp cần thiết trong bối cảnh hiện nay để 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có thể về đích chỉ trong một kỳ trung hạn.
Tuy nhiên, theo ông Chủng, để dự án giao thông - một sản phẩm trong tương lai được hình thành theo đúng kỳ vọng, việc “chọn mặt gửi vàng” không chỉ nhìn vào mức độ lộng lẫy của hồ sơ mà phải dựa trên chất lượng sản phẩm mà nhà thầu đã thực hiện trong quá khứ.
Ở nhiều nước trên thế giới, sự tin cậy của nhà thầu được đánh giá ở những công trình rất cụ thể nhà thầu đã từng làm, từ đội ngũ nhân lực (chỉ huy trưởng công trình, cán bộ kỹ thuật, lực lượng công nhân) đến việc tổ chức công trường, huy động trang thiết bị….
Cũng theo Chủ tịch VARSI Trần Chủng, để loại bỏ được cơ chế “xin – cho” và những tin đồn tiêu cực về hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”, cơ quan chỉ định hoặc đề xuất chỉ định cần phải công khai, minh bạch về tiêu chí lựa chọn, kết quả lựa chọn.Nhà thầu nào trúng phải công bố rộng rãi để bên cạnh việc kiểm soát, giám sát của chủ đầu tư, cơ quan quản lý, các “đối thủ” khác trượt thầu cũng có thể giám sát xem nhà thầu được lựa chọn có thực hiện tốt hay không, đảm bảo được tiến độ, chất lượng như đã cam kết hay không.
Đồng tình với quan điểm chỉ định thầu là cơ chế có thể loại bỏ được nhà thầu yếu kém, song, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành - Phương Thành Tranconsin (đơn vị là chủ đầu tư dự án cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ) cho rằng, để đảm bảo sự công bằng tuyệt đối cho các nhà thầu có uy tín, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan chức năng cần căn cứ vào các yếu tố chính như: các dự án nhà thầu đã thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (có xác nhận của chủ đầu tư), năng lực tài chính, thiết bị máy móc. “Trên cơ sở hồ sơ nhà thầu đăng ký dự tuyển, cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện chấm điểm, nhà thầu nào điểm cao sẽ được giao khối lượng công việc lớn như đã từng áp dụng tại dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 1 ngày trước. Thông qua đánh giá năng lực, cơ quan chức năng cũng có thể phân tích nhà thầu nào giỏi về xử lý vùng đất yếu, giỏi về làm cầu, làm đường để giao đúng người, đúng việc, đảm bảo chất lượng của dự án”, lãnh đạo Phương Thành Tranconsin nhìn nhận. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, cơ chế chỉ định thầu muốn không vấp phải sự hoài nghi của dư luận, ngay từ quá trình đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, các bộ, ngành phụ trách cần công khai rộng rãi trên không gian mạng danh sách những đơn vị được đề xuất lựa chọn và cả kết quả lựa chọn để các doanh nghiệp trong ngành và toàn dân giám sát năng lực, hiệu quả của việc chỉ định thầu, giảm thiểu tối đa việc “xin – cho”.Cũng theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, về lý thuyết, cơ chế đấu thầu có nhiều điểm tốt như: Đảm bảo điều kiện của thị trường, tính cạnh tranh trong triển khai các dự án. Song, với điều kiện thực tế của Việt Nam thời gian vừa qua, việc đấu thầu chưa đạt được hiệu quả mong muốn khi số lượng doanh nghiệp tham gia đấu thầu ít, việc đấu thầu chủ yếu thực hiện trong nước, tỷ lệ tiết giảm cũng không đáng kể.
Do đó, chỉ định thầu sẽ hiệu quả hơn, vừa đảm bảo khả năng thực thi gói thầu một cách tốt nhất, vừa đảm bảo tính kế thừa kinh nghiệm trong quá trình xây lắp các gói thầu phù hợp yêu cầu về mặt thời gian thực thi các dự án theo kế hoạch.
“Ở đây cần nói rõ, đơn vị giới thiệu nhà thầu rất quan trọng, là người quản lý nắm được doanh nghiệp có năng lực tài chính, doanh nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ. Cần có khung chung cho các gói thầu, khi giới thiệu sẽ đảm bảo được tính bình đẳng, công khai, minh bạch. Các nhà thầu được giới thiệu lựa chọn hoặc đã được lựa chọn cần được công khai trên mạng để toàn dân giám sát năng lực, hiệu quả của việc chỉ định thầu, giảm thiểu tối đa móc ngoặc việc “xin – cho”, ông Đinh Trọng Thịnh phân tích Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) cho rằng, việc chỉ định thầu tư vấn và xây lắp các gói thầu thuộc các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 có thể rút ngắn từ 6 - 8 tháng từ khâu thiết kế đến thi công. Nhiều chuyên gia cũng nhận định việc rút ngắn được thời gian triển khai thi công và đưa công trình vào sử dụng sớm, như vậy, sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội. Đây cũng là một giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng tốc trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong nhiệm kỳ này và những năm tiếp theo để đất nước ta có được ta có được 5.000 km đường cao tốc trước năm 2030./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
16:45' - 15/02/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Yếu tố nào để hoàn thành thêm 2.000 km đường cao tốc đến năm 2025?
12:55' - 14/02/2022
Nhưng nội dung mà Chính phủ vừa chỉ đạo là một khối lượng công việc rất lớn, để thực hiện thành công nhiệm vụ trên cần sự khác biệt, đột phá và vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức ký kết hợp đồng tín dụng cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt trị giá gần 3.600 tỷ đồng
11:11' - 12/02/2022
Hạn mức tín dụng dự án Diễn Châu - Bãi Vọt được cấp là 3.560 tỷ đồng. Phần vốn còn lại, nhà đầu tư sẽ tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án để đảm bảo đủ vốn BOT là 5.090 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tiến độ trình Quốc hội nhiều dự án cao tốc mới
20:54' - 11/02/2022
Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã họp với các bộ, ngành và địa phương về tình hình chuẩn bị đầu tư các dự án đường bộ cao tốc khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.