Chỉ đưa hàng lên cửa khẩu Campuchia khi thống nhất quy trình kiểm dịch y tế
Liên quan đến việc Campuchia thông báo sẽ tạm ngừng hoạt động các cửa khẩu biên giới với Việt Nam, trả lời phóng viên TTXVN Bộ Công Thương cho biết, vừa qua, Bộ Ngoại giao Campuchia đã có văn bản chính thức thông báo tới Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia về việc không cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Campuchia dưới mọi hình thức trong thời gian Việt Nam thắt chặt việc đi lại.
Cụ thể, phía Campuchia tạm dừng việc nhập cảnh qua lại giữa hai nước dưới mọi hình thức, áp dụng kể từ 00 giờ 00 ngày 20 tháng 3 năm 2020 (trừ trường hợp công dân hai nước có hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ).
Đồng thời, phía Campuchia đề nghị các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương hai nước tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo việc thông thương hàng hóa qua biên giới hai nước không bị ảnh hưởng.
Các biện pháp của Việt Nam và Campuchia mặc dù chỉ áp dụng với xuất nhập cảnh nhưng trên thực tế đã ảnh hưởng ngay lập tức với đối với hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đường bộ giữa hai bên.
Theo Bộ Công Thương, vừa qua đã có hiện tượng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận chuyển tại một số cửa khẩu biên giới giáp Campuchia khiến việc thông quan gặp khó khăn do các lái xe không thể qua lại biên giới (do sợ cách ly hoặc không được nhập cảnh).
Để tháo gỡ khó khăn, tránh tránh những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia, Bộ Công Thương sẽ sớm có công hàm đề nghị phía Campuchia xem xét dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với người Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng sẽ trao đổi thống nhất với phía Campuchia quy trình xuất nhập cảnh đối với người và xuất nhập khẩu đối với hàng hóa, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới.
Đồng thời, Bộ Công Thương có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 chỉ đạo Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải phối hợp xây dựng quy trình thống nhất áp dụng trên toàn quốc về kiểm dịch y tế biên giới đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không; trong đó bao gồm cả tuyến biên giới với Campuchia.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật tình hình, thông tin trên trang web của Bộ về hoạt động thông quan qua các cửa khẩu biên giới, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, ảnh hưởng do dịch COVID-19 đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trước mắt, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động theo dõi sát tình hình hình, trao đổi với các đối tác phía Campuchia để có kế hoạch điều tiết giao nhận, chỉ đưa hàng hóa lên cửa khẩu khi địa phương hai bên đã thống nhất được quy trình kiểm dịch y tế cho phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa, tránh tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương: Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống
08:21' - 20/03/2020
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, sẽ không có địa phương nào bị thiếu hàng, không có khu vực nào bị gián đoạn nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát.
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia đề nghị Việt Nam phối hợp để vận tải hàng hóa không gián đoạn
18:08' - 19/03/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 18/3, Campuchia đã đề nghị Việt Nam cùng phối hợp thúc đẩy và đảm bảo việc vận tải hàng hóa qua biên giới chung không bị gián đoạn.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Lượng hàng tồn tại các cửa khẩu vẫn còn nhiều
17:16' - 28/02/2020
Bộ Công Thương cho biết tại cửa khẩu Hữu Nghị đã xuất 169 xe nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, hàng may mặc
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực giải ngân vốn của ngành giao thông còn rất lớn
18:58'
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và giải ngân các dự án đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh giác mục đích sử dụng điện ảnh vì chính trị và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
18:38'
Chiều 25/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Cuối năm 2022 sẽ khởi công dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo
18:21'
Công tác chuẩn bị cho việc triển khai dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo do Ban làm đại diện chủ đầu tư đang bám sát tiến độ đề ra của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
18:08'
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán tổ chức diễn đàn về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai,
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần Nhà nước thống nhất quản lý về giá
17:09'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 25/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng góp tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai khu vực châu Á
15:22'
Nhân dịp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm làm việc tại Nhật Bản từ ngày 25-28/5, phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam về sự kiện này.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP
15:20'
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP. Tức là trong thời gian tới, tỷ trọng của kinh tế số đóng góp cho GDP sẽ tăng thêm 15% so với hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2022, Bắc Giang dự kiến xuất khẩu khoảng 72 nghìn tấn vải
15:09'
Năm 2022, dự kiến tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang tiêu thụ trong nước khoảng 108 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ 60%; xuất khẩu khoảng 72 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ 40%.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu cá tra có thêm nhiều tín hiệu tích cực
15:02'
Sau gần 8 tháng trở về bình thường mới, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đã nhanh chóng tăng tốc để đưa nhịp giao thương trở lại bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19.