Chìa khóa bứt tốc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Vượt qua nhiều biến động khó lường do tác động của đại dịch COVID-19, doanh nghiệp Việt đã nỗ lực, duy trì và phục hồi sản xuất phục vụ các đơn hàng xuất khẩu. Để đứng vững qua đại dịch, bên cạnh sự chủ động phát huy nội lực của doanh nghiệp còn có nhiều giải pháp hỗ trợ khác. *Chủ động từ nội lực Không nằm ngoài vòng xoáy trên, Công ty TNHH Sản xuất cơ điện và Thương mại Phương Linh - một doanh nghiệp xuất khẩu hàng công nghiệp xác định dịch COVID-19 chính là phép thử với doanh nghiệp, vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội.
"Dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch tốt, dự phòng tốt và có giải pháp giảm tải rủi ro để tồn tại, tăng trưởng", ông Trần Văn Lê, Tổng Giám đốc của Phương Linh, người được mệnh danh là Vua quạt đất Bắc, chia sẻ. Ông Lê cho biết, để vượt qua năm 2021 đầy khó khăn, Phương Linh không chỉ chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng theo kế hoạch dự phòng mà còn tìm cách tiết giảm tối đa chi phí vận hành, ứng dụng công nghệ số giúp tăng năng suất lao động nhằm bù đắp, cân đối với hàng loạt các chi phí tăng cao, tránh đội giá sản phẩm. "Trong hoạt động của doanh nghiệp, dòng tiền "ra" nhiều hơn "vào" là một bất cập. Do đó, doanh nghiệp phải làm sao để cân đối được dòng tiền, cắt giảm những chi phí không cần thiết", ông Trần Văn Lê nói. Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Phương Linh hay bất cứ một doanh nghiệp nào. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, trong bối cảnh dịch bệnh, chủ động phát huy nội lực doanh nghiệp là một trong những yếu tố sống còn. Doanh nghiệp buộc phải tìm cách cắt giảm chi phí, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng dịch vừa duy trì sản xuất. "Tuy nhiên, doanh nghiệp không đơn độc mà nằm trong cả nền kinh tế, chúng ta cần phải tận dụng các mắt xích trong nền kinh tế như mối quan hệ với đối tác cung cấp nguyên liệu, khách hàng mua sản phẩm, các trung gian hỗ trợ như ngân hàng, tổ chức tài chính... để kết nối, tìm ra giải pháp phù hợp nhất với từng doanh nghiệp. Ngoài ra, tận dụng tổng lực nguồn hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước trong việc miễn, giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng, cơ cấu nợ và gói kích thích kinh tế lớn... sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong đại dịch", ông Ánh nhận định.
Thực tế tại Phương Linh, doanh nghiệp đến nay vẫn không phải cơ cấu lại nợ, điều tiết dòng tiền thu về ổn định hơn. Ông Lê cho biết, bản thân doanh nghiệp để sống sót qua đại dịch phải kết nối để làm sao đối tác hiểu và chia sẻ những khó khăn cùng với doanh nghiệp. Trong mối quan hệ với nhà cung cấp, nếu họ đồng hành, chia sẻ thì doanh nghiệp sẽ được giãn nợ thanh toán, hoặc đồng ý tạm ứng trước; hay trong quan hệ với ngân hàng, doanh nghiệp có thể được cơ cấu nợ, giảm lãi vay... "Vua quạt đất Bắc" nhấn mạnh, người chủ doanh nghiệp cần phải cân đối được dòng tiền, làm sao để bù đắp được khoản thiếu hụt, cắt thẳng tay những chi phí không cần thiết nhưng vấn phải ưu tiên việc lương của người lao động, lãi ngân hàng đến hạn phải trả... *Trợ lực để bứt tốc Sau thời gian dài chịu tác động của dịch COVID-19, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp nói chung và nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều hạn chế. Khả năng tích trữ vốn của doanh nghiệp Việt chưa cao nên việc vòng vốn bị kéo dài đã ngay lập tức ảnh hưởng đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay mới lại không dễ dàng do nhiều tiêu chí khắt khe về kết quả kinh doanh và quan trọng là doanh nghiệp không còn tài sản để thế chấp.
Đứng dưới góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Trọng Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Kênh phân phối và bán hàng - Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), chia sẻ về hướng đi khác biệt của ngân hàng này, đó là tài trợ thương mại dựa trên đơn hàng xuất nhập khẩu. Theo đó, MSB cấp hạn mức tín chấp tới 200 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; trong đó, hạn mức vay tối đa đến 100 tỷ đồng. Lãi suất cho vay bằng đồng USD từ 2,5%/năm, còn vay bằng VND là từ 5,5%/năm. Đặc biệt, MSB cấp tín dụng tín chấp tiếp cận ban đầu cho khách hàng khi mới đến giao dịch lên đến 5 tỷ đồng, tùy theo quy mô đơn vị; bao gồm hạn mức tới 500 triệu đồng cho thẻ tín dụng doanh nghiệp, 2 tỷ đồng cho thấu chi doanh nghiệp cùng nhiều hình thức tín dụng khác. "Năm qua, doanh số phát hành thư tín dụng (L/C) tại MSB tăng hơn 200%, doanh số giao dịch ngoại tệ tăng 150% so với cùng kỳ 2020. MSB thuộc top 3 ngân hàng có giao dịch ngoại tệ lớn nhất thị trường", ông Tĩnh dẫn một vài chỉ số phản ánh tín hiệu sáng trong lĩnh vực xuất khẩu thông qua giao dịch ngân hàng. Bên cạnh nguồn lực về tài chính, chuyên gia Vũ Đình Ánh còn cho rằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp bứt tốc. Theo đó, các FTA có hiệu lực sẽ thúc đẩy giao thương quốc tế, thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ cũng phát triển theo, không chỉ tạo thuận lợi mà còn giúp doanh nghiệp kéo giảm được chi phí. "Đây là "cú huých" cho xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cần tận dụng để vươn xa hơn", ông Ánh lạc quan. Cùng trong dòng chảy hội nhập, xu hướng xúc tiến thương mại trực tuyến và xuất khẩu xuyên biên giới qua sàn thương mại điện tử cũng là giải pháp lý tưởng mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Tuy vậy, để đưa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu thành công trên các kênh thương mại điện tử quy mô toàn cầu, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá, quy định liên quan tới nhập khẩu và pháp lý của thị trường nước nhập khẩu, đảm bảo hàng hóa đủ chứng từ, chứng nhận phù hợp với yêu cầu. Đồng thời, nhà bán hàng phải hiểu rõ quy trình vận hành logistics, cách thức bảo quản hàng hóa hiệu quả và tính toán được phương án vận chuyển tối ưu nhất, chi phí thấp nhất để hàng hóa có giá bán cạnh tranh tại thị trường quốc gia nhập khẩu. Có thể thấy, tín hiệu tích cực của thị trường đi kèm với những trợ lực tài chính, chính sách, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể kì vọng vào sự tăng trưởng tốt và sẵn sàng bứt tốc trong thời gian tới./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- xuất nhập khẩu
Tin liên quan
-
DN cần biết
Gỡ vướng mắc thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xuất khẩu sắn
07:00' - 29/01/2022
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 689/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc tháo gỡ vướng mắc thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xuất khẩu sắn.
-
Hàng hoá
TRABACO đặt mục tiêu tăng xuất khẩu than hoạt tính gấp 2 lần
09:53' - 27/01/2022
Trong tháng đầu năm 2022, Công ty cổ phần Trà Bắc (TRABACO), tỉnh Trà Vinh đã ký kết được 34 đơn hàng xuất khẩu than hoạt tính trong thời gian 6 tháng, với số lượng 2.900 tấn.
-
DN cần biết
Xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022
16:44' - 24/01/2022
Trong giai đoạn 2022-2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh do nguồn cung đang giảm dần nên xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi về giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
OpenAI sẽ có mô hình AI mở cạnh tranh với DeepSeek và Meta
08:26'
OpenAI, nhà sáng lập ChatGPT sẽ phát triển mô hình AI tạo sinh mở hơn, đánh dấu sự thay đổi chiến lược quan trọng trong bối cảnh ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ đối thủ DeepSeek và Meta.
-
Doanh nghiệp
PTC3 sẵn sàng các phương án vận hành an toàn, ổn định trong cao điểm mùa khô
15:38' - 01/04/2025
PTC3 đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của EVNNPT để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành dự án hiệu chỉnh mạch sa thải đặc biệt trên đường dây 500kV Bắc - Trung
15:21' - 01/04/2025
Dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị như: Nhà thầu thi công: Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Công nghệ (ITS). Tư vấn giám sát: Công ty CP Tổng hợp Phú Tài Phát.
-
Doanh nghiệp
Làn sóng thuế mới của Mỹ đe dọa xuất khẩu Hàn Quốc
14:54' - 01/04/2025
Trong ngành công nghiệp nặng, các sản phẩm thép và nhôm của Hàn Quốc, hiện đang chịu mức thuế 25% từ ngày 12/3, dự kiến sẽ đối mặt với áp lực chi phí lớn hơn do thuế đối ứng từ các quốc gia khác.
-
Doanh nghiệp
Johnson & Johnson thất bại trong nỗ lực dàn xếp vụ kiện phấn rôm 10 tỷ USD
14:38' - 01/04/2025
J&J phải đối mặt với các vụ kiện từ hơn 60.000 người khiếu nại cáo buộc rằng phấn rôm trẻ em và các sản phẩm chứa bột Talc khác của công ty có chứa amiăng và gây ra ung thư buồng trứng.
-
Doanh nghiệp
Intel kết nối nhà cung ứng linh kiện chiến lược tại Việt Nam
12:41' - 01/04/2025
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines báo lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động
11:03' - 01/04/2025
Mức lợi nhuận đạt được chủ yếu đến từ việc phục hồi ấn tượng của thị trường hàng không quốc tế, đàm phán thành công với đối tác xóa khoản nợ...
-
Doanh nghiệp
Ngành than đặt mục tiêu sản xuất hơn 10 triệu tấn than trong quý II
09:46' - 01/04/2025
Tập đoàn Công công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phấn đấu quý II/2025 sẽ sản xuất 10,1 triệu tấn than, lũy kế 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đạt trên 50% kế hoạch năm.
-
Doanh nghiệp
Pháp phạt Apple 150 triệu euro vì lạm dụng vị thế thống trị
09:10' - 01/04/2025
Ngày 31/3, cơ quan chống độc quyền của Pháp phạt Apple 150 triệu euro (162 triệu USD) với cáo buộc lạm dụng vị thế thống trị để quảng cáo từ năm 2021 đến năm 2023 nhờ công cụ kiểm soát quyền riêng tư.