Chìa khóa thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô: Bài 1: Đối mặt nhiều thách thức
Đây là lĩnh vực sản xuất quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm nội địa và nâng sức cạnh tranh của công nghiệp quốc gia. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung.
Bài 1: Đối mặt nhiều thách thức
Năm 2018 và những năm tiếp theo, thị trường ô tô Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhưng ngành sản xuất ô tô trong nước nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô nói riêng lại đối mặt với nhiều thách thức từ nội lực cũng như quá trình hội nhập. Chập chững thâm nhập thị trườngTính đến thời điểm hiện tại, 90% số các nhà cung cấp linh kiện ô tô tại Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chỉ có một số ít doanh nghiệp trong nước tham gia mạng lưới cung ứng cho sản xuất và lắp ráp ô tô.Vì thế, hầu hết các hãng xe nước ngoài lắp ráp tại Việt Nam cũng đang nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ công ty mẹ hoặc liên kết với các doanh nghiệp FDI, hạn chế tối đa việc đặt mua linh kiện, phụ tùng từ các doanh nghiệp nội địa.
Nói cách khác, do hạn chế về năng lực sản xuất nên có rất ít doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có quan hệ liên kết với doanh nghiệp FDI trong việc sản xuất, lắp ráp ô tô.
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương nhận định, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu hình thành và mới sản xuất được một số chủng loại phụ tùng, linh kiện đơn giản với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Việt Nam vẫn chưa có nhà máy đầu tư vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số, hệ thống chuyển động. Do đó, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô sản xuất trong nước vẫn còn rất thấp. Theo ông Phạm Tuấn Anh, tính đến nay cả nước mới chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô. Bình quân mỗi doanh nghiệp lắp ráp ô tô có chưa đến 2 nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho mình.Thêm vào đó, chi phí sản xuất các linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam vẫn còn cao do nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ như các loại thép, nhựa, hóa chất, khuôn mẫu vẫn phải nhập khẩu. Việc sử dụng công nghệ sản xuất cũ khiến tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu lớn, nhiều sản phẩm lỗi, hỏng cũng làm giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Dưới góc độ doanh nghiệp đang xâm nhập lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên cho biết, ô tô là sản phẩm đòi hỏi tính chính xác và chất lượng cực kỳ cao, do đó các tập đoàn sản xuất ô tô lớn rất khắt khe trong việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng. Các công ty muốn cung cấp linh kiện, phụ tùng cho họ cần phải chứng minh được năng lực có thể hoàn thành tốt đơn hàng và duy trì tiêu chuẩn chất lượng trong suốt thời gian hợp tác. Các nhà cung ứng thứ cấp phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về sản xuất như chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn trở thành cung ứng cấp 1 còn phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây là điều từ trước tới nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và đáp ứng được. Về chi phí, ông Nguyễn Việt Hùng chia sẻ, chỉ khi sản xuất số lượng lớn thì mới hạ được giá thành, trong khi đó, những đơn hàng đầu tiên nhằm thử nghiệm năng lực cung ứng thì số lượng đặt hàng thường rất thấp. Bởi vậy, muốn tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô, doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị hiện đại mà lại sản xuất ít nên chi phí rất cao. Đây chính là bài toán khó đối với các doanh nghiệp mới tiếp cận ngành công nghiệp hỗ trợ này. Thêm vào đó, quy mô thị trường ô tô Việt Nam chưa đủ lớn để thu hút các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ ngành sản xuất ô tô trong nước. Theo các chuyên gia, để đầu tư một dây chuyền sản xuất ô tô có lợi nhuận thì sản lượng sản xuất hàng năm phải đạt từ 500.000 chiếc trở lên; trong khi đó, quy mô thị trường ô tô Việt Nam hiện chỉ gần 300.000 chiếc/năm mà lại chia nhỏ cho nhiều thương hiệu, dòng xe khác nhau. Áp lực từ hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 được xem là yếu tố ngoại cảnh tác động lớn nhất đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô nói riêng.Theo đó, những dòng xe có xuất xứ từ các nước ASEAN sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu bằng 0% nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 129/2016/NĐ-CP. Đặc biệt, nhiều dòng xe được sản xuất ở Thái Lan, Indonesia (2 quốc gia xuất khẩu ô tô vào Việt Nam nhiều nhất trong ASEAN) có thể đáp ứng các điều kiện để được hưởng thuế ưu đãi theo ATIGA.
Tiến sĩ Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng, việc cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô từ ATIGA khiến giá ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước trong khu vực rẻ hơn trước đây rất nhiều. Các dòng xe ô tô sản xuất ở nước ngoài đã chờ đợi thời cơ này để nhanh chóng tràn vào Việt Nam và chiếm lĩnh thị trường.Đó thật sự là một thách thức lớn, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển đối với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô (bao gồm cả các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô) trong nước.
Tuy nhiên, những khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, lắp ráp, sản xuất ô tô Việt Nam đang phải đối mặt không chỉ xuất phát từ vấn đề thuế nhập khẩu mà còn từ chính khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn mang tính khu vực và quốc tế trong ngành công nghiệp này. Sản xuất ô tô phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện, phụ tùng nhưng năng lực của nhóm doanh nghiệp này tại Việt Nam còn rất hạn chế - bà Bình phân tích. Kết quả khảo sát 200 doanh nghiệp sản xuất linh kiện ở Việt Nam cho thấy, mới có 64% doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000; 9001), 44% doanh nghiệp thực hiện phương pháp quản lý (5S, LEAN, 6 sigma..), 16% doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường (ISO 14000; 14001), số doanh nghiệp ứng dụng quản lý năng lượng ISO 50001, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 rất ít; thậm chí, chưa có doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội (SA 8000). Trong khi đó, yêu cầu của mạng lưới sản xuất toàn cầu bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, sự an toàn của sản phẩm, hàm lượng hóa chất. Song song đó các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng phải áp dụng hệ thống và các công cụ quản lý chất lượng, môi trường, năng lượng và được khuyến khích sản xuất, phát triển bền vững./. Bài 2: Nhiều động lực để phát triểnTin liên quan
-
Chuyển động DN
VinFast và General Motors ký hợp tác chiến lược phát triển hai thương hiệu ô tô
16:35' - 28/06/2018
Ngày 28/6, VinFast (Tập đoàn Vingroup) và General Motors (GM) ký thoả thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả hai thương hiệu ô tô Chevrolet của GM và VinFast tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý hơn 1.300 xe ô tô kinh doanh vận tải vi phạm qua dữ liệu hộp đen
11:58' - 24/06/2018
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong tháng 5/2018, các Sở Giao thông Vận tải đã xử lý vi phạm đối với 1.317 ô tô kinh doanh vận tải thông qua dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (hộp đen).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23' - 17/04/2025
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07' - 17/04/2025
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.