Chính phủ Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển xanh
Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26 sẽ được tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh, từ ngày 31/10 đến ngày 12/11.
Đây được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm, tập hợp lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới để cùng trao đổi về vấn đề thời sự liên quan đến toàn nhân loại. Năm nay, Anh giữ vai trò là nước chủ nhà và chủ tịch của Hội nghị cùng với Italy.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã phỏng vấn Đại sứ Anh Gareth Ward nhân sự kiện này. - Phóng viên: Chính phủ Anh kỳ vọng gì từ sự kiện này, thưa ông? - Đại sứ Anh: Hơn 140 nhà lãnh đạo trên toàn thế giới sẽ tập hợp tại Glasgow để tham dự Hội nghị COP26 (Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26). Mục tiêu chính của Hội nghị là giữ nhiệt độ Trái đất tăng lên không quá 1,5 độ C, nghĩa là phải dừng sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Để làm được điều đó, có 4 mục tiêu chính mà chúng ta cần đạt được. Mục tiêu thứ nhất là giảm nhẹ, nghĩa là giảm bớt lượng phát thải carbon của các quốc gia. Mục tiêu thứ hai là hỗ trợ các quốc gia để thích ứng với biến đổi khí hậu. Thế giới của chúng ta hiện tại đã đạt mức nóng lên hơn 1 độ C, cũng có thể là 1,2 độ C. Chúng ta có thể nhìn thấy tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm Việt Nam, thông qua những hiện tượng như mực nước biển dâng cao và thời tiết cực đoan. Mục tiêu thứ ba mà chúng ta cần cùng nhau giải quyết là tài chính. Những nước phát triển nhận ra họ đã phát thải quá nhiều khí carbon trong lịch sử, gây tác động tiêu cực tới môi trường. Vì vậy, các nước phát triển cần cung cấp nguồn tài chính mới để các nước đang phát triển có thể thực hiện quá trình chuyển đổi nhanh chóng hơn. Và mục tiêu cuối cùng, Hội nghị COP26 là một cuộc đàm phán về thỏa thuận chung Paris, vậy nên sẽ có rất nhiều nội dung công việc cần được hoàn thành. Mục tiêu cuối cùng của Hội nghị là tất cả các bên cùng cam kết thực hiện những biện pháp mới, đạt được sự minh bạch trong những mối quan hệ hợp tác giữa các nước để đảm bảo rằng thế giới đang đi đúng hướng. - Phóng viên: Xin ông cho biết quan điểm của ông về việc giảm sử dụng than ở Việt Nam? - Đại sứ Anh: Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh và sẽ cần sử dụng nhiều điện hơn trong tương lai. Lượng điện này sẽ đến từ những nguồn năng lượng nào là câu hỏi đang được đặt ra. Trong năm năm gần đây, từ một nước xuất khẩu than, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu ròng nhiên liệu này. Than hiện là nguồn năng lượng chủ yếu cho việc sản xuất điện của Việt Nam.Tuy nhiên, việc đốt than có nhiều tác hại như gây phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cam kết chấm dứt điện than – lấy ví dụ như tại Vương quốc Anh, than chỉ chiếm ít hơn 2% trong tổng sơ đồ năng lượng vào tháng 7 năm nay. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã quyết định ngừng cung cấp tài chính cho các nhà máy điện than mới.
Hội nghị của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 (COP26), được tổ chức tại Glasgow vào tháng 11 năm nay yêu cầu tất cả các quốc gia cam kết không có kế hoạch điện than mới trong tương lai.
Biến đổi khí hậu không chỉ là chuyện lý thuyết. Tại Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến những tác động tiêu cực của hiện tượng nóng lên toàn cầu, với nhiệt độ được ghi nhận là cao hơn khoảng 1,2 độ C so với nhiệt độ ở thời kỳ tiền công nghiệp, ví dụ như nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu long, lũ lụt ở các thành phố lớn và các hiện tượng thời tiết cực đoan - tất cả đều tác động nặng nề đến Việt Nam.Đóng góp lớn nhất mà Việt Nam có thể thực hiện trong nỗ lực ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu là ngưng sử dụng công nghệ đốt than vốn đã lỗi thời và dừng nhập nhập khẩu nguồn nhiên liệu này. Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình thông qua công nghệ mới và thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên sạch.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời và gió. Các nhà đầu tư tư nhân quốc tế sẽ có thể nhanh chóng hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo nếu có những điều kiện thích hợp. Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần có hạ tầng lưới điện mới để tăng khả năng truyền tải điện tới những khu vực cần thiết.
Cộng đồng quốc tế mong muốn cung cấp hỗ trợ phát triển để giúp Việt Nam nâng cấp lưới điện, và từ đó Việt Nam có thể trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Chuyển dịch năng lượng nên là ưu tiên của Việt Nam trong những năm tới. Việc chuyển đổi mang lại nhiều cơ hội to lớn như tạo ra việc làm mới, thu hút đầu tư mới do có sự chuyển đổi trong chuỗi cung ứng và nền kinh tế toàn cầu đang được phục hồi.Việc chuyển từ sử dụng than sang phát triển năng lượng tái tạo không chỉ đem lại hiệu quả về mặt chi phí mà còn mang tới những tiềm năng to lớn để kích thích sự phát triển lớn mạnh hơn cho nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc tiếp tục sản xuất điện than cũng gây ra những nguy cơ lớn, từ ô nhiễm không khí cho tới các vấn đề về sức khoẻ. Phụ thuộc vào nhập khẩu than, nguy cơ đánh mất cơ hội đầu tư mới và khả năng gánh chịu thuế carbon trong tương lai sẽ là những lý do chính đáng để Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
- Phóng viên: Chính phủ Vương quốc Anh đã và sẽ làm gì để hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này? - Đại sứ Anh: Vương quốc Anh đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các dự án xanh. Cùng với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và nhiều đối tác phát triển khác.Vương quốc Anh hiện đang chủ trì Hội đồng Chuyển dịch Năng lượng COP26 nhằm hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng cho 15 quốc gia, trong đó có Việt Nam từ nay đến năm 2025.
Vương quốc Anh cam kết sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam xuyên suốt chương trình nghị sự quan trọng này và mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách tích cực.
Các nhà đầu tư từ Vương quốc Anh đều đặc biệt quan tâm đến các dự án về năng lượng tái tạo tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả những dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Chính phủ Việt Nam cần đưa ra các chính sách hỗ trợ dài hạn cũng như đơn giản hóa các thủ tục để các nhà đầu tư có thể thực hiện những dự án nói trên. - Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030
11:27' - 29/10/2021
Chiến lược tăng trưởng xanh là tiền đề để cụ thể hóa các mục tiêu phát thải carbon thấp, trung hòa carbon trong dài hạn và đóng góp vào sự hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
COP26: Giải pháp nào đối với Việt Nam để đảm bảo tăng trưởng xanh?
08:01' - 29/10/2021
Biến đổi khí hậu cũng như ô nhiễm môi trường được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới vào thời điểm hiện tại.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
21:44' - 01/10/2021
Chiến lược đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41' - 04/07/2025
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23' - 04/07/2025
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.