Chính phủ ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
Tập trung cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Nghị quyết nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Theo đó, nhiệm vụ thứ nhất là tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập. Về cơ cấu lại đầu tư công, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công phù hợp thông lệ quốc tế, đảm bảo đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN 4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công. Nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư. Về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Rà soát tình hình thực hiện và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét. Nghiên cứu xây dựng các chính sách tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển. Đối với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống; tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới. Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022 và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực
Nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thứ hai được nêu tại Nghị quyết là phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Về phát triển thị trường tài chính, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp nhằm đa dạng các định chế tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm… Nghiên cứu xây dựng chính sách, pháp luật khuyến khích đầu tư mạo hiểm. Xây dựng Chiến lược tài chính đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan nghiên cứu báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm trình Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022 - 2023. Đối với phát triển thị trường quyền sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013 báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành vào năm 2022. Đẩy nhanh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ số trong việc thu thập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, cập nhật và liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Xây dựng Đề án tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường mở rộng dịch vụ công trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý chặt chẽ quỹ đất công, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Để phát triển thị trường lao động, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động, nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trình Chính phủ và Quốc hội xem xét theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.Phát triển lực lượng doanh nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Theo Nghị quyết, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thứ ba là: Phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Cụ thể, về cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung giữ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng quy định rõ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, áp dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế tốt trong quản trị, áp dụng triệt để nguyên tắc thị trường trong chính sách tiền lương. Xây dựng cơ chế tách bạch nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội của một số doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chủ trì xây dựng Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Về phát triển lực lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện hiệu quả, triển khai đồng bộ Đề án chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đối với đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã trình Chính phủ, Quốc hội ban hành. Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường liên kết, giải phóng nguồn lực, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế. Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chỉ đạo đưa ngay những nhiệm vụ phù hợp của Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết này của Chính phủ vào nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025; xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết này của Chính phủ; đồng thời chỉ đạo triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng ngành, lĩnh vực và địa phương./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương
09:59' - 05/04/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý 1 năm 2022...
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ chỉ đạo bảo đảm ổn định, an toàn thị trường chứng khoán
21:02' - 30/03/2022
Ngày 30/3, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Chương trình tổng thể phòng, chống dịch giai đoạn 2022 - 2023
14:19' - 14/03/2022
Sáng 14/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo Công tác dân nguyện tháng 2/2022 của Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Giải ngân nhanh nhưng phải đảm đảm chặt chẽ, đúng quy định
19:33'
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung hơn nữa cho các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho giải ngân vốn đầu tư công
19:02'
Hiện, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, trình cơ quan thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM: Thu ngân sách tăng 7,72% trong quý I/2025, thu thuế doanh nghiệp đạt 45% dự toán
18:51'
Nhiều chỉ tiêu thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… ghi nhận đạt trên 25% dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Móng Cái đầu tư 146 tỷ đồng vào hạ tầng giao thông, kết nối cửa khẩu Bắc Luân II
18:42'
Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái Hồ Quang Huy nhấn mạnh, đây là dự án có tính chất đặc biệt, thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với thành phố Móng Cái nói riêng và với tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
GRDP Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, đạt mức cao nhất trong 5 năm
18:26'
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2025 của Hà Nội ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chủ động rà soát điều chỉnh thuế hàng nhập khẩu nhằm hướng tới cân bằng thương mại
17:54'
Chiều ngày 3/4, tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2025 của Bộ Tài chính, đại diện Bộ Tài chính thông tin xung quanh việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể chịu mức thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ khó cho ngành chăn nuôi hướng tới phát triển bền vững
17:39'
Ngày 3/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị "Phòng chống dịch bệnh và Phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới" nhằm gỡ khó cho ngành chăn nuôi hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Giá thuê nhà, vật liệu xây dựng tăng, CPI tháng 3 nhích nhẹ
16:58'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 tại Hà Nội đã có sự điều chỉnh nhẹ, tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 0,98% so với tháng 12/2024 và tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái tăng 45%
16:08'
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 đạt hơn 1.312 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2024.