Chính phủ cần có gói hỗ trợ tạo đà cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết, sau một tháng Chính phủ ban hành và áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP, chuyển trạng thái phòng chống dịch trên toàn quốc sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, đã có những tín hiệu tích cực của việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và việc làm cho người lao động.
Những tín hiệu tích cực
Qua 2 cuộc khảo sát diện rộng do Ban IV thực hiện trong tháng 10/2021, gồm khảo sát nhanh khó khăn về lao động của doanh nghiệp với 3.440 ý kiến trả lời và khảo sát nhanh khó khăn của người lao động với 8.835 ý kiến trả lời cho thấy, số doanh nghiệp “đang hoạt động” là 39%, cao gấp 2 lần so với tỷ lệ này vào thời điểm tháng 8/2021 và số người trả lời hiện đang có việc là 47%, tăng gần 10 điểm phần trăm so với tỷ lệ người có việc ở khảo sát tháng 8. Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV, mặc dù tình hình chung còn nhiều khó khăn, nhưng 43% lãnh đạo các doanh nghiệp ở diện “đang hoạt động” vẫn luôn “tỏ ra lạc quan để chèo lái doanh nghiệp”. Tuy vậy, do mức độ ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần 4 tới hoạt động của doanh nghiệp là rất lớn, đồng thời do tình hình các chuỗi cung ứng trên thế giới vẫn đang đứt gãy, chưa phục hồi hoàn toàn nên doanh nghiệp và người lao động tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong bối cảnh “sống chung với dịch”. Về phía doanh nghiệp, 30% trả lời cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động nói chung và đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn. Hơn 45% doanh nghiệp cho là phải đưa ra mức thu nhập cao hơn so với trước dịch để thu hút lao động trở lại. Bên cạnh khó khăn về thiếu lao động, chi phí cho lao động tăng, khó khăn cố hữu như vấn đề về vốn lưu động, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn mới như: giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhu cầu thị trường yếu chưa đảm bảo kinh doanh có lãi, chi phí xét nghiệm cho lao động là áp lực rất lớn, cấu thành lớn trong chi phí của doanh nghiệp. Về phía người lao động, có đến 59,3% cho biết không có nguồn tiết kiệm để hỗ trợ cuộc sống trong bối cảnh dịch, phải dựa vào vay nợ hoặc trông chờ sự hỗ trợ từ gia đình/xã hội; 41% không tìm được việc; 59% mong muốn được ký hợp đồng lao động nếu có việc mới, 54% muốn đề nghị doanh nghiệp phải có cam kết đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Trong bối cảnh đó, đánh giá về triển vọng phục hồi, 22% doanh nghiệp ở diện “đang hoạt động” cho biết đã phục hồi như trước dịch, 45% doanh nghiệp cho biết nếu các địa phương thực hiện đúng Nghị quyết 128 thì doanh nghiệp sẽ phục hồi trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến dưới 6 tháng.Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
Qua trao đổi, thảo luận với lãnh đạo của gần 40 hiệp hội doanh nghiệp những ngày qua, Ban IV vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, điều quan trọng là tạo lập môi trường làm việc an toàn và năng lực y tế trong doanh nghiệp để duy trì liên tục sản xuất kinh doanh.
Việc “thích ứng, sống chung với dịch” là chiến lược lâu dài, nên ngoài khía cạnh doanh nghiệp tự chủ để cải thiện môi trường làm việc và các quy trình nội bộ, Ban này đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế đẩy mạnh truyền thông về các biện pháp doanh nghiệp có thể lựa chọn trong việc tạo lập môi trường lao động an toàn, nâng cao năng lực y tế tại cơ sở, như việc doanh nghiệp có thể được ký hợp đồng với các đơn vị y tế đủ năng lực để xử trí các vấn đề phòng, chống dịch nếu không tự thiết lập được bộ phận chuyên môn y tế tại đơn vị.
Bộ huy động đội ngũ chuyên gia y tế dự phòng nghiên cứu, hình thành các quy trình hướng dẫn dễ hiểu, dễ áp dụng (tương tự 5K cho toàn dân) để doanh nghiệp và người lao động áp dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tương tác với khách hàng; ban hành hướng dẫn cụ thể về quy trình xử lý khi phát hiện F0 tại doanh nghiệp.
“Trong điều kiện hiện nay, khi phần lớn người lao động của doanh nghiệp đã được tiêm từ 1-2 mũi vaccine, doanh nghiệp cũng đã chủ động thích ứng và phòng bị bằng 5K và test nhanh, cũng như phân chia ca kíp, phân nhóm để hạn chế tối đa rủi ro, nguy cơ lây lan, đồng thời cũng để thuận tiện khi khoanh vùng, truy vết, giảm thiểu thiệt hại về lao động, thì việc có hướng dẫn riêng về quy trình xử lý F0 tại doanh nghiệp là cần thiết để đảm bảo các doanh nghiệp luôn duy trì được hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp có F0 nhưng có tổ chức phân ca kíp, phân nhóm thì dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế, chính quyền cơ sở có thể cùng doanh nghiệp đánh giá bóc tách theo cấp độ nguy cơ nhỏ nhất để doanh nghiệp vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh”, bà Thủy nói. Về việc hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động vượt qua các khó khăn về lao động, việc làm trong bối cảnh dịch, Ban IV kiến nghị Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, địa phương liên quan xem xét cải thiện các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thời gian, chế độ làm việc của người lao động trong bối cảnh dịch; đặc biệt là quy định về giờ làm thêm của người lao động để doanh nghiệp có điều kiện bố trí nhân lực đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng các đơn hàng bị chậm trong thời gian qua, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể bứt phá trong thời gian tới.Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp lý mới (như các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động) với hình thức làm việc mới như làm việc trực tuyến, làm việc tại nhà…, vì đây là xu hướng tăng mạnh trong và sau đại dịch; tăng cường công tác kết nối ba bên “người lao động - doanh nghiệp - cơ sở đào tạo” để đẩy mạnh cơ hội tìm kiếm việc làm cho nhóm lao động mất việc và nâng cao chất lượng nguồn lao động trước bối cảnh có nhiều thay đổi, phát sinh như đại dịch.
Doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét điều chỉnh giảm mức đóng bảo hiểm xã hội đi kèm với việc phát triển các quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện với những cơ chế linh hoạt cho phép người lao động được vay từ quỹ bảo hiểm hưu trí khi gặp khó khăn về tài chính, khi mà điều này không thể thực hiện được đối với quỹ bảo hiểm xã hội. Đây có thể là giải pháp hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động, đồng thời là giải pháp giúp doanh nghiệp có thêm một chính sách để thu hút hoặc giữ chân người lao động. Một giải pháp khác được Ban IV đề xuất để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các khó khăn về tài chính và khó khăn khác, để phục hồi và phát triển, đó là Chính phủ thiết kế các gói hỗ trợ đủ sâu, đủ rộng, có tính toán tới đặc thù của từng ngành và triển khai ngay trong đầu năm 2022 nhằm tạo đà cho doanh nghiệp có sức phục hồi và bứt phá, tận dụng được cơ hội mang lại từ Nghị quyết 128. Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng rất kỳ vọng sẽ sớm được tham dự chương trình đối thoại công - tư với lãnh đạo Chính phủ để đóng góp các giải pháp, hiến kế cho mục tiêu đảm bảo tăng trưởng hậu COVID-19./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
VCCI thống nhất mức giảm phí, lệ phí hỗ trợ cho doanh nghiệp
10:19' - 06/12/2021
Cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh và đánh giá cao khi Nhà nước tiếp tục soạn thảo và ban hành Thông tư giảm phí, lệ phí trong năm 2022 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách hỗ trợ phải bảo đảm an toàn tài chính quốc gia
14:23' - 05/12/2021
Đề cập đến gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, PGS, TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trước tiên cần làm rõ nền kinh tế hấp thụ như thế nào?
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất gói hỗ trợ đặc biệt để kinh tế Việt Nam không bị lỡ nhịp, tụt hậu
11:50' - 05/12/2021
Tiến sỹ Cấn Văn Lực chỉ rõ, dịch COVID-19 tác động nặng nề đến kinh tế, xã hội Việt Nam. Nếu không có các chương trình, gói hỗ trợ đặc biệt, Việt Nam sẽ bị lỡ nhịp, lỡ cơ hội và tụt hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43'
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42'
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23'
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40'
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07'
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.