Chính phủ Mỹ nỗ lực "tránh tiếng" cứu trợ các ngân hàng

16:24' - 21/03/2023
BNEWS Mỹ đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong những tuần gần đây để trấn an người gửi tiền tại các ngân hàng đã phá sản là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.

Các nhà chức trách Mỹ đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong những tuần gần đây để trấn an người gửi tiền tại các ngân hàng đã phá sản là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, nhưng tránh việc cứu trợ như trong cuộc khủng hoảng năm 2008.

Vài ngày sau khi SVB phá sản, Bộ Tài chính, Cục Dự trữ Liên bang, Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đã thông báo những người gửi tiền của ngân hàng này cùng với của ngân hàng Signature Bank sẽ được tiếp cận tiền của họ.

 
Tuy nhiên, các quan chức khẳng định người đóng thuế sẽ không gánh các khoản thiệt hại.

Trong khi đó, cách thức quản lý khủng hoảng năm 2008 đã bị chỉ trích, khi làm nổ ra phong trào "Chiếm Phố Wall" và gây sự phản đối đối với các ngân hàng.

Giáo sư về thương mại tại Đại học Virginia, David Smith, cho rằng các nhà chức trách Mỹ hiện không cứu trợ các ngân hàng, khi bảo vệ người gửi tiền hơn là các cổ đông và trái chủ.

Tuy nhiên, trong thời gian từ mùa Thu năm 2008 đến cuối năm 2009, Bộ Tài chính Mỹ đã bơm hơn 200 tỷ USD để tái cấp vốn cho các ngân hàng Mỹ và đã thu lại nhiều hơn những gì đã đầu tư.

Ngược lại, sự can thiệp vào SVB và Signature Bank lần này đã "thổi bay" giá trị thị trường của hai ngân hàng, gây thiệt hại lớn cho các trái chủ.

Bộ Tư pháp Mỹ đã để mở cuộc điều tra vụ phá sản của SVB, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu Quốc hội hành động để thực hiện các hình phạt nghiêm khắc hơn với các nhà lãnh đạo cấp cao của ngân hàng do nhưng sai phạm về quản lý góp phần dẫn tới việc phá sản./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục