Chính sách phát triển đô thị cần chặt chẽ và hiệu quả
Hoàn thiện thể chế và hệ thống văn bản pháp luật về quản lý phát triển đô thị là nhằm đảm bảo sự đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển thực tiễn; đồng thời trên cơ sở đó, xây dựng chính sách đô thị quốc gia của Việt Nam một cách hiệu quả, chặt chẽ và bền vững.
Để tìm hiểu về vấn đề này, tại buổi Hội thảo "Đối thoại chính sách đô thị hướng tới chương trình nghị sự mới cho đô thị" được Bộ Xây dựng phối hợp với với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức ngày 20/4, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Rolf Alter, Trưởng Ban Quản trị công và Phát triển lãnh thổ của OECD.
BNEWS: Ông đánh giá như thế nào tầm quan trọng của phát triển đô thị đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và đặc biệt là chính sách phát triển đô thị quốc gia?
Ông Rolf Alter: Đô thị ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều là một nơi có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đó là nơi mọi người muốn sống, muốn làm việc, muốn được giáo dục, và thực hiện nghiên cứu.
Đô thị là nơi tập trung sự sáng tạo, của cải xã hội được tạo ra. Như ở Việt Nam, hơn 35% dân số sống ở đô thị, nhưng tạo nên hơn 70% tổng sản phẩm quốc nội.
Điều đó cho chúng ta thấy tầm quan trọng của đô thị. Không chỉ đóng vai trò một cách độc lập, đô thị còn có ảnh hưởng quan trọng đối với sự vận hành của quốc gia, của nền kinh tế.
Việt Nam là một quốc gia đang tăng trưởng nhanh chóng. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta cần đảm bảo sao cho chính sách phát triển đô thị quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đô thị sẽ phát triển bền vững, an toàn, có khả năng chống chịu.
Chính sách phát triển đô thị quốc gia là tầm nhìn của quốc gia làm thế nào để có thể đạt được các điều đó. Đến cuối thế kỷ, dự báo có đến trên 80 % dân số sống ở đô thị. Vì vậy, một điều rất quan trọng là cần có dự báo định hướng và đảm bảo quá trình đô thị hóa diễn ra đúng đắn.
BNEWS: Ông đã đến Việt Nam và nghiên cứu về Việt Nam. Việt Nam đang có một số đô thị phát triển rất nóng như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Ông có nhận định như nào về chính sách đô thị của Việt Nam, đã phù hợp chưa, cần có những điều chỉnh như thế nào?
Ông Rolf Alter: Thực tế cho thấy, đô thị phát triển không đồng đều ở Việt Nam. Ví dụ như Hải Phòng là một đô thị có sự tăng trưởng đặc biệt nhanh, GDP cao, hoạt động sản xuất mạnh mẽ, các điều đó biểu hiện là một đô thị tràn đầy năng lượng, sáng tạo.
Tất nhiên, điều đó cũng cho thấy chúng ta cần đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu.
Nếu chúng ta muốn khai thác và tận dụng lợi thế của quá trình đô thị hóa ở mọi nơi của đất nước, chúng ta cần đảm bảo đô thị tăng trưởng diễn ra theo một cách như tôi gọi là đô thj hóa hữu cơ.
Việc cung cấp các dịch vụ công như nước thải, giao thông công cộng, nhà ở, hạ tầng thiết yếu phải gắn kết với sự phát triển nhanh chóng.
Chúng ta phải sử dụng những lợi thế có được từ sự phát triển của các đô thị để đảm bảo sự phù hợp và cân đối trong phát triển giữa các ngành kinh tế, phát triển tư nhân và sự chia sẻ công bằng cung cấp dịch vụ công.
Lợi ích của quá trình đô thị chưa được đảm bảo giữa các vùng khác nhau trên cả nước, và tôi chắc chắn đó không phải là điều mà Chinh phủ mong muốn.
Khi một số đô thị hóa nhanh chóng, thậm chí ở cấp số nhân, các đô thị đó sẽ có khả năng phải đối mặt với những rủi ro, những điểm nghẽn trong phát triển về tắc nghẽn giao thông, về nhà ở, người dân mất quá nhiều thời gian dịch chuyển giữa các vị trí. Điều đó làm họ mất đi các cơ hội, mất đi những tiềm năng.
Do đó chính sách phát triển đô thị của quốc gia cần quan tâm để đảm bảo sự phát triển cân bằng trong nội bộ của đô thị và cũng như trong mạng lưới giữa các đô thị. Việt Nam là một đất nước rộng lớn, trải dài trên nhiều vùng địa lý.
Cần có sự kết nối của hệ thống hạ tầng nhưng cần làm rõ là kết nối gì xuyên suốt trong cả nước để những tiềm năng có thể được khai thác, để đảm bảo mọi người dân Việt Nam đều được hưởng lợi từ quá trình đô thị hóa.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến khu vực nông thôn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã kết luận rất rõ là cần có sự tiếp cận cân bằng giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn để đem lại lợi ích tối đa.
Phát triển đô thị và phát triển nông thôn bổ trợ lẫn nhau, đem lại lợi ích cho tất cả. Tất cả những điều đó cần phải là một phần của chính sách phát triển đô thị quốc gia. Chúng ta cần kết nối các chính sách quốc gia về nhà ở, về giao thông, về hạ tầng đô thị.
Cũng cần có một sự chia sẻ rõ quyền và trách nhiệm giữa tất cả các cấp chính quyền, cần có sự làm việc chung để đảm bảo một sự gắn kết nhuần nhuyễn trong tiến trình phát triển.
BNEWS: Trong thời gian tới OECD sẽ hợp tác và hỗ trợ với Bộ Xây dựng trong lĩnh vực phát triển đô thị như thế nào?
Ông Rolf Alter: Chúng tôi đã tiến hành 2 đợt công tác. Hiện nay, chúng tôi đang rất tự tin với sự tiến triển tốt đẹp của hợp tác theo kế hoạch đề ra. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng Luật quản lý phát triển đô thị, rộng hơn là xây dựng các chính sách phát triển đô thị, đây là những nhiệm vụ mà Chính phủ đang thực hiện.
Chúng tôi cũng mong muốn sẽ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm bổ ích, không chỉ ở Việt Nam mà còn các quốc gia khác, các quốc gia trong khu vực. Sẽ không có ai chỉ định những cách làm cụ thể, cần thiết, mà các thảo luận sẽ được tổ chức, tìm ra các bài học trên thế giới có ích, phù hợp với Việt Nam.
Ngược lại, chúng tôi cũng học hỏi từ kinh nghiệm và phương thức của Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề đô thị hóa tốc độ cao. Việt Nam cần chú trọng vấn đề năng lực của tất cả các cấp chính quyền, nếu chúng ta muốn có được một sự gắn kết và chia sẻ định hướng chung trong sự phát triển đô thị.
Tôi hy vọng chúng tôi sẽ hỗ trợ quá trình học hỏi này một cách hiệu quả.
Kết thúc Báo cáo OECD đánh giá chính sách phát triển đô thị quốc gia, chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với Bộ Xây dựng thực hiện một số những khuyến nghị mà báo cáo đưa ra. Chính phủ sẽ lựa chọn khuyến nghị nào là phù hợp…BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đối thoại về chính sách quản lý, phát triển đô thị
12:18' - 20/04/2017
Bộ Xây dựng đang từng bước hoàn thiện thể chế và hệ thống văn bản pháp luật về quản lý phát triển đô thị, quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo cán bộ quản lý đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh “đặt hàng” các doanh nghiệp xây dựng đô thị thông minh
16:17' - 10/03/2017
Việc trực tiếp "đặt hàng" với doanh nghiệp tập trung các lĩnh vực ưu tiên gắn với xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp và an sinh xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đô thị hóa nông thôn mới không chỉ là các thiết kế "phần cứng"
21:09' - 09/03/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đô thị hóa không chỉ là các thiết chế về phần “cứng”- kết cấu hạ tầng giao thông, mà cả thiết chế “mềm” về sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển đô thị xanh gắn với nông nghiệp công nghệ cao
09:49' - 07/03/2017
Nằm trên trục đường quốc lộ 20 nối thành phố Đà Lạt - Tp. Hồ Chí Minh, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng từ lâu được biết đến là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi đến Đà Lạt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, ; Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.