Chính sách tài khoá tác động thế nào đến thu ngân sách Tp.Hồ Chí Minh?
Tuy nhiên, một số chính sách hỗ trợ mới đã và đang triển khai được dự báo có thể ảnh hưởng đến hoạt động thu ngân sách trên địa bàn trong thời gian tới.
Theo bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính Tp.Hồ Chí Minh, trong 2 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước (không kể số bổ sung từ quỹ dự trữ tài chính) ước thực hiện trên 88.044 tỷ đồng, đạt 22,78% dự toán năm và tăng 14,85% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, có một số khoản thu đạt trên 25% dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, số thuế thu nhập cá nhân trong 2 tháng đạt 11.016 tỷ đồng, tăng 16,61% so với cùng kỳ, nhờ thị trường bất động sản từ đầu năm có dấu hiệu ấm dần; hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư sôi nổi, tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm. Bên cạnh đó, người dân tận dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và nhu cầu sở hữu ô tô trước tết tăng cao. Số thu lệ phí trước bạ theo đó cũng ghi nhận tăng 50,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.420 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách thành phố trong 2 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận một số khoản thu phát sinh thu đột biến. Chẳng hạn, tiền sử dụng đất đạt 8.884 tỷ đồng, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái do các công ty thực hiện nộp tiền sử dụng đất 1 lần ngay từ đầu năm. Đặc biệt, khoản thu ngân sách khác ghi nhận hơn 915 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ phát sinh khoản thu đặt cọc 658 tỷ đồng trong cuộc đấu giá 4 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Tp.Thủ Đức). “Để đạt được những con số trên, thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm khắc phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; giúp doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển”, bà Phạm Thị Hồng Hà cho biết. Dù ghi nhận những kết quả khả quan, song lãnh đạo ngành tài chính thành phố cũng đánh giá hoạt động thu ngân sách trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong thời gian tới. Ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh cho biết, số thu nội địa trên địa bàn có thể bị ảnh hưởng đáng kể, do một số chính sách tài khóa lớn hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi mới có hiệu lực. Cụ thể, Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15; trong đó có hướng dẫn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% có hiệu lực từ ngày 01/02/2022 sẽ tác động tích cực lên thị trường, giúp lưu thông hàng hóa tốt hơn.Tuy nhiên, chính sách này sẽ khiến thu ngân sách thành phố sẽ giảm đáng kể. Ước tính từ nay đến cuối năm ngân sách thành phố có thể sẽ giảm từ 8.000-10.000 tỷ đồng, bình quân giảm trên dưới 1.000 tỷ đồng/tháng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường dự kiến sẽ giảm 1.000 đồng/lít xăng, xuống còn 3.000 đồng/lít thay vì mức 4.000 đồng/lít như hiện nay. Trong tháng 3/2022, ngành tài chính thành phố đang triển khai góp ý cho vấn đề giảm thuế bảo vệ môi trường. Ngoài ra, ngành tài chính thành phố cũng đang lấy ý kiến về việc giảm thêm thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế hiện tại được cho là có phương pháp tính thuế lũy tiến khá lạc hậu, khả năng sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp. “Những vấn đề trên dự kiến sẽ làm giảm số thu ngân sách của thành phố trong năm 2022. Tuy nhiên, đây là giải pháp cần thiết để bình ổn thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế phục hồi, qua đó giúp hoạt động thu ngân sách bền vững hơn trong thời gian tới”, ông Lê Duy Minh nhận định. Trong năm 2022, Trung ương giao thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh đạt khoảng 386.568 tỷ đồng, tăng 5,9% so với dự toán năm 2021; trong đó, số thu nội địa, kể cả dầu thô là 270.068 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 116.500 tỷ đồng. Với diễn biến trên, để hoàn thành mục tiêu trên, ngành tài chính Tp Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, khu vực thu, sắc thuế để có phương án chỉ đạo, điều hành. Đồng thời, dự báo số thu từng tháng, từng quý sát với thực tế phát sinh và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro với nghiệp vụ quản lý thuế. Đặc biệt, tới đây ngành tài chính Tp. Hồ Chí Minh sẽ tập trung thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế, đẩy mạnh chống chuyển giá, trốn thuế. Trong đó, tập trung chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử và chuyển nhượng bất động sản…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tăng tới 20% so với cùng kỳ
15:08' - 05/03/2022
Theo Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2022 giảm 2,4% so với tháng 1/2022, nhưng tăng 20% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh phục hồi nhanh ngay từ đầu năm 2022
20:21' - 04/03/2022
Trong 2 tháng đầu năm 2022 kinh tế Thành phố phục hồi khá nhanh nhờ việc bám sát chiến lược y tế ở giai đoạn phục hồi, đưa ra nhiệm vụ cụ thể, tổ chức thực hiện chu đáo, chặt chẽ.
-
Tài chính
Tp. Hồ Chí Minh: Dầu thô và bất động sản kéo thu ngân sách bứt phá
19:22' - 01/03/2022
Giá dầu thô tăng mạnh, cộng thêm các khoản thu liên quan đến bất động sản đã giúp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có sự bứt phá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng
21:38'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng (Ban Chỉ đạo).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Triển khai rốt ráo 8 dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng
21:24'
Chiều 11/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch VCCI: Tranh thủ bối cảnh để trong "nguy thấy cơ và bay lên"
20:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công về nguy cơ thương chiến toàn cầu; cũng như những khuyến nghị để thích ứng với bối cảnh đầy thách thức này.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đẩy nhanh triển khai các dự án lớn để thúc đẩy tăng trưởng
19:48'
Thành phố Cần Thơ đang quyết liệt triển khai các dự án đầu tư lớn trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển đầu tư công và đầu tư tư để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
19:35'
Chiều 11/4, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tổ chức Lễ gắn biển công trình "Cải tạo Trạm biến áp 110kV Hỏa Xa", chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng biến với chính sách áp thuế của Hoa Kỳ
19:13'
Chiều 11/4, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với các doanh nghiệp về chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch MICE
18:58'
“Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch” là Hội thảo do Chi hội Du lịch MICE tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM 2025 diễn ra chiều 11/4 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang xúc tiến du lịch xanh
18:35'
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Bắc Giang năm 2025 với chủ đề “Bắc Giang: Điểm đến du lịch xanh Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
18:31'
Bộ Xây dựng vừa Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025.