Chợ truyền thống Hà Nội - ký ức cũ trong nhịp sống hiện đại. Bài 4: Giữ nét đẹp văn hóa chợ truyền thống
Theo dòng chảy của thời gian, các chợ truyền thống Hà Nội chịu tác động mạnh mẽ từ yếu tố nhu cầu tiêu dùng, văn minh thương mại. Dù vậy, nó vẫn là bộ phận không thể thiếu và càng không thể xóa bỏ của hệ thống thương mại Thủ đô.
Giữ gìn chợ truyền thống là giữ nét đẹp văn hóa Hà Nội, giữ hồn cốt cho hệ thống thương mại. Hà Nội đang cố gắng xây dựng một hình ảnh chợ đẹp hơn trong con mắt mọi người.
* Xây dựng chợ văn minhLà một không gian công cộng, không gian văn hóa và là một góc thu nhỏ của xã hội, việc xây dựng chợ văn minh đang được các cấp, các ngành thành phố triển khai nhằm tạo hình ảnh đẹp cho chợ.
Nhiều năm qua, ngành Công Thương Hà Nội triển khai xây dựng chợ văn minh thương mại đến tất cả chợ trên địa bàn. Việc xây dựng đã từng bước làm chuyển biến thói quen kinh doanh, giữ gìn môi trường kinh doanh trong chợ. Ngành Văn hóa Hà Nội cũng triển khai Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, trong đó có khuyến cáo dành cho khu vực trung tâm thương mại, chợ: Không nên mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng phi pháp; không nói sai, cân đong gian dối; không gây mất an ninh trật tự... Đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội triển khai xây dựng mô hình “Chợ văn minh" gắn với việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Tại chợ Thái Hà, một trong những khu chợ truyền thống thuộc quận Đống Đa, từ khi triển khai mô hình này, không còn nhìn thấy tình trạng bừa bộn, bày bán hàng ra lối đi chung, hay tình trạng bán hàng rong bên ngoài chợ như trước. Không gian chợ thoáng đãng, rác thải được dọn gọn gàng, sạch sẽ. Thực hiện mô hình “Chợ văn minh”, các hộ kinh doanh, tiểu thương tại chợ Thái Hà cam kết thực hiện tốt Quy tắc ứng xử tại chợ. Thực hiện tốt Quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố, các hộ kinh doanh, bà con tiểu thương góp phần từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa, gìn giữ và phát triển truyền thống tốt đẹp của Thủ đô. Tại quận Hoàn Kiếm, nơi vốn được coi là vùng lõi văn hóa của Hà Nội, tập trung nhiều dân cư và khách du lịch, đang triển khai đề án “Một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ” nhằm phát huy truyền thống, văn hóa ứng xử của người dân phố cổ, trong đó có triển khai trong các chợ truyền thống trên địa bàn. Trong 5 tiêu chí đề án đưa ra, quận Hoàn Kiếm tập trung vào 2 tiêu chí cốt yếu: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tiêu chí có ý thức giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những người kinh doanh trong các chợ Đồng Xuân, Cầu Đông, Hàng Bè, chợ đêm Hàng Đào - Đồng Xuân đều ý thức chấp hành, ứng xử văn minh hơn và hầu như không còn tình trạng cãi vã, xô xát, mất an ninh trật tự xảy ra. Bà Lê Thị Kim Dung, tiểu thương kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tại chợ Đồng Xuân chia sẻ, văn hóa ứng xử của bà con trong chợ những năm gần đây tốt hơn rất nhiều, không còn tình trạng chèo kéo, nói giá quá cao và không còn chuyện bất hòa giữa người bán với khách hàng. Bà cho rằng, nếu tạo sự hài lòng cho khách thì người ta mới mua, mới quay trở lại, bằng không sẽ mất khách và chính tiểu thương là người chịu thiệt. Bà và các tiểu thương ở đây đều ý thức câu “khách hàng là thượng đế” nên cố gắng không thể làm mất lòng khách. * Điểm đến du lịch hấp dẫnTrong hành trình khám phá điểm đến, khách du lịch thường muốn trải nghiệm văn hóa, sinh hoạt của người dân sở tại và chợ chính là điểm đến hấp dẫn, chứa đựng các yếu tố này. Ngoài khách du lịch nội địa có sở thích đi chợ thì đối với khách nước ngoài được khám phá văn hóa chợ càng trở nên hấp dẫn hơn.
Chính vì vậy, chợ Đồng Xuân, một chợ lâu đời bậc nhất Hà Nội với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử luôn là điểm đến thu hút khách du lịch. Bất cứ thời điểm nào trong ngày, bước chân vào chợ, người ta thường bắt gặp từng đoàn khách nước ngoài đủ các quốc tịch: Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản... tới tham quan. Bà con tiểu thương cho biết, thời điểm này, chợ Đồng Xuân đang thu hút nhiều khách Ấn Độ, Hàn Quốc sang tham quan. Theo ông Vũ Hà Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân, trước kia, mỗi năm chợ Đồng Xuân đón từ 200 - 300 nghìn khách quốc tế đến tham quan, mua sắm. Công ty còn bố trí 1 bàn hướng dẫn du lịch trong chợ nhằm hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch tìm hiểu thông tin, tham quan chợ. Nhưng do điều kiện sau dịch COVID-19, nhân sự thay đổi, khách chưa quay trở lại đông như trước nên công ty chưa bố trí kịp thời. Mong muốn của Công ty Cổ phần Đồng Xuân là xây dựng chợ Đồng Xuân thành chợ du lịch nhưng hiện còn nhiều khó khăn do đây là chợ đầu mối bán buôn. Mới đây, Công ty triển khai xây dựng các ngành hàng kiểu mẫu tại tầng 1 để đáp ứng yêu cầu văn minh thương mại và phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan của khách du lịch. Nhiều quầy hàng đã được chuyển đổi sang bán các mặt hàng phục vụ khách du lịch, như: hàng lưu niệm, mũ nón lá, tạp phẩm, mỹ phẩm... Bà Lê Thị Kim Yến, kinh doanh ngành hàng hoa quả khô chia sẻ: hoa quả khô là đặc sản của Việt Nam nên khách du lịch đến chợ rất thích mua. Bên cạnh việc bán hàng đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bà còn học thêm tiếng Anh để giao tiếp với khách, giới thiệu tới khách về các mặt hàng. Chợ hoa Quảng An vốn nổi tiếng với khách du lịch trong và ngoài nước, không chỉ là nơi cung cấp hoa cho Hà Nội cũng như các tỉnh, thành khác mà có đặc trưng riêng là chỉ họp về đêm. Ban ngày chợ vẫn có người hoạt động nhưng rất ít và chỉ phục vụ bán lẻ là chủ yếu. Chợ bán buôn hoa ở chính khu vực trồng hoa của Hà Nội nên càng thêm hấp dẫn. Chính bởi sự thú vị đó nên chợ thu hút khá đông khách tham quan, trải nghiệm về đêm. Họ đến để xem hoạt động chợ hoa đêm, tìm mua cho mình những bó hoa thật đẹp, giá rẻ và ghi lại những bức hình đáng nhớ. Ông Hoa Xuân Thuận, Phó Ban Quản lý chợ quận Tây Hồ cho biết, yếu tố hấp dẫn khách đến với chợ hoa Quảng An chính là sắc màu của hoa. Chợ thu hút rất đông bạn trẻ, thậm chí cả các bà, các chị mặc trang phục đẹp để chụp ảnh. Ban đêm, trong dòng người tham quan cũng có không ít khách nước ngoài đến thăm chợ. Để tạo điểm đến hấp dẫn bên cạnh hoạt động kinh doanh, ông Hoa Xuân Thuận cho biết, quận Tây Hồ đang xây dựng chủ trương đầu tư nâng cấp cải tạo chợ hoa, kết nối với chợ đồ cũ Quảng An để tạo sự văn minh, sạch đẹp, thu hút khách đến đông hơn. Trong thời gian chờ dự án triển khai, Ban Quản lý chợ cũng sắp xếp các hộ kinh doanh gọn gàng, không để tình trạng mái che nhếch nhách, tu sửa đường đi lối lại và vận động bà con ứng xử văn minh, thân thiện với khách hàng. Mọi người cũng kỳ vọng, sau khi thành phố Hà Nội hoàn thành việc hạ cốt đê Nghi Tàm - Âu Cơ, mở rộng đường giao thông thì việc đón khách tham quan sẽ trở nên thuận lợi hơn. Như vậy, nếu giữ được yếu tố văn hóa truyền thống của chợ Hà Nội, thành phố còn có thể khai thác phát triển du lịch từ loại hình này. Bởi thực tế, văn hóa là yếu tố gốc, ở đâu giữ được bản sắc văn hóa, ở đó có sức hấp dẫn. Trong kế hoạch phát triển du lịch của thành phố, du lịch văn hóa được coi là lợi thế và với những chợ truyền thống mang đặc trưng văn hóa riêng, sẽ trở thành nguồn tài nguyên cho du lịch Hà Nội. Bởi vậy, khi phát triển hệ thống thương mại, Hà Nội cần hài hòa giữa các yếu tố văn hóa của chợ truyền thống với sự văn minh của hệ thống thương mại hiện đại./. >>>Chợ truyền thống Hà Nội - ký ức cũ trong nhịp sống hiện đại. Bài cuối: Hài hòa với nhịp sống hiện đạiTin liên quan
-
Doanh nghiệp
WinCommerce ra mắt mô hình siêu thị cao cấp WinMart Premium
12:25' - 28/04/2023
WinMart Premium là mô hình siêu thị cao cấp, đánh dấu bước đi quan trọng trong chiến lược nâng cao trải nghiệm mua sắm cho tầng lớp thu nhập trung và cao của WinCommerce.
-
Doanh nghiệp
Nâng cấp mô hình siêu thị, WinCommerce mở ra xu hướng bán lẻ cao cấp
16:48' - 25/04/2023
Chuỗi bán lẻ WinCommerce đang hướng đến mục tiêu triển khai mô hình siêu thị cao cấp tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ký ức về ngày 30/4/1975 của một phóng viên chiến trường người Italy tại Việt Nam
15:21'
Nhà báo Massimo Loche, nguyên phóng viên chiến trường tại Việt Nam thập niên 1970 đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về thời khắc lịch sử chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Người Việt tại miền Trung nước Nga hướng về quê hương
15:03'
Ngày 27/4, cộng đồng người Việt Nam tại 2 tỉnh miền Trung nước Nga đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm mốc son lịch sử này.
-
Kinh tế & Xã hội
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
13:03'
Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Khách quốc tế đến Cuba giảm gần 30% trong quý I/2025
10:08'
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê và Thông tin quốc gia Cuba, đảo quốc Caribe này chỉ đón 571.772 lượt du khách quốc tế trong quý đầu tiên của năm 2025, giảm 29,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Cháy nhà 4 tầng trong đêm khiến 3 người tử vong
09:22'
Rạng sáng 28/4, ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại ngôi nhà 3,5 tầng trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội khiến 3 người tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai kế hoạch cao điểm dịp lễ 30/4 và 1/5
09:09'
Lực lượng cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội triển khai kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiền lương ở các nước châu Âu chưa trở lại mức trước đại dịch COVID-19
08:01'
Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn thông tin từ truyền thông Czech (Séc) ngày 27/4 đưa tin tiền lương danh nghĩa tại quốc gia Trung Âu này đã tăng 27% kể từ cuối năm 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 28/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4, sáng mai 29/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch Hà Giang dịp lễ 30/4 và 1/5: Làm mới sản phẩm sẵn sàng phục vụ du khách
19:48' - 27/04/2025
Với vị trí địa đầu Tổ quốc, Hà Giang không chỉ hấp dẫn du khách bởi những dãy núi trùng điệp mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, những cung đường mê hoặc lòng người...