Cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề giới thiệu Nghị định 52/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bà Nguyễn Xuân Thảo, Phó Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Nghị định của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài, nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công theo chủ trương của Chính phủ tại Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 14/2/2015.
Theo bà Thảo, giai đoạn 2004-2015, Việt Nam vay nước ngoài khoảng 45 tỷ USD; trong đó, khoảng 15,51 tỷ USD (chiếm 35%) cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương, số còn lại là chi cho các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
Trong phần chi cho địa phương, có tới 92,2% số vốn được chi dưới dạng vốn cấp phát, chỉ 7,8% nguồn vốn được cho địa phương vay lại.
Do giai đoạn trước, có nhiều địa phương thực hiện dự án ODA chú trọng vào lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, hạ tầng nên không mang lại nguồn thu trực tiếp và thu ngân sách còn hạn chế.
Do vậy, việc đẩy mạnh cho vay lại tại thời điểm đó cũng khó khăn. Nguồn vốn Chính phủ huy động được cũng có ưu đãi cao, lại thêm cho địa phương vay chưa hợp lý, nên việc cho vay lại thấp.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, tình hình vay ưu đãi đã ít đi nên cũng cần phải có cơ chế mới, mặc dù, việc cho vay lại đối với các địa phương cũng không thể quá cao để họ khó có khả năng trả nợ.
Việc cho vay lại đối với các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đảm bảo tuân thủ hạn mức nợ, xem xét dòng tiền trả nợ hàng năm, để gánh nặng nợ của địa phương không bị quá lớn. Bởi thực tế, chỉ có 10% ngân sách địa phương là để dành cho việc trả nợ.
Từng năm, Quốc hội sẽ xem xét mức vay đối với các địa phương, nên việc cho vay quá mức cũng là điều khó có thể xảy ra, bà Thảo cho biết. Từ tháng 7/2017, Việt Nam không còn được Ngân hàng thế giới (WB) cho vay ưu đãi theo điều kiện ODA.
Sau đó, dự kiến các đối tác khác cũng sẽ cắt dần ưu đãi vốn cho Việt Nam vì Việt Nam hiện đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên phải chuyển sang vay vốn theo điều kiện thị trường, ưu đãi ít hơn.
Bà Thảo cũng cho biết, việc huy động vốn ưu đãi từ nguồn bên ngoài cũng sẽ ngày càng giảm. Đó chính là lý do vì sao Việt Nam phải tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay; ưu tiên việc cho vay lại; đồng thời, gắn trách nhiệm người sử dụng vốn và người trả nợ.
Địa phương nào không trả được nợ thì theo luật định, người vay có trách nhiệm trả nợ và bố trí vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Nếu để nợ quá hạn trên 180 ngày, thì không được đề xuất và xem xét dự án cho vay lại từ vốn Chính phủ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chậm chi vốn ODA, nguy cơ chậm tiến độ dự án tuyến metro số 1
16:08' - 24/05/2017
Trong tình hình chậm chi vốn ODA từ Trung ương, dự án tuyến metro số 1 (giai đoạn 1 Bến Thành – Suối Tiên, tổng mức đầu tư gần 2,5 tỷ USD) sẽ đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Để được vay lại từ nguồn vốn vay ODA, địa phương cần điều kiện gì?
05:46' - 29/04/2017
Tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn vay ODA cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương do UBND cấp tỉnh đề xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết điều chuyển vốn ODA, vốn vay ưu với dự án chậm giải ngân
18:47' - 26/04/2017
Tinh thần của Chính phủ là kiên quyết điều chuyển nguồn vốn vay từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có tốc độ giải ngân nhanh nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi này.
-
Tài chính
Viện trợ ODA tăng gần 9% trong năm 2016
07:02' - 13/04/2017
Các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước công nghiệp cung cấp đã tăng 8,9% trong năm 2016, đạt 142,6 tỷ USD, chủ yếu là do gia tăng hỗ trợ dành cho người tị nạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Lỗ hổng thuế khiến Nhật Bản thất thu gần 100 tỷ yen
09:40' - 10/07/2025
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xác nhận thông qua các cuộc kiểm toán rằng khoảng 640 tỷ yen tiền cổ tức đã được phân phối từ các TMK cho Singapore trong giai đoạn 2020 và 2022.