Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận: Cần giải pháp tổng thể
Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) là một trong 4 sáng kiến đề xuất của Việt Nam đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước APEC lần thứ 24 (FMM 24) vừa diễn ra tại Quảng Nam.
BEPS là hành vi trốn thuế của người nộp thuế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khoảng trống và những hạn chế trong chính sách thuế tại những nước nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang những nước/vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng không.
Các kế hoạch này đang ngày càng trở nên phổ biến và được thiết lập thông qua hành vi chuyển giá, thương mại điện tử, vốn mỏng, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cơ sở thường trú hay "thiên đường" thuế.
Tại FMM 24, ông Sebastian Eckardt, quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận là một chủ đề quan trọng đối với một đất nước đang hội nhập mạnh mẽ, với nhiều công ty đang hoạt động xuyên biên giới. Theo Bộ Tài chính Việt Nam, đến nay, BEPS là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có một giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương, trong khi khả năng ngăn chặn BEPS bằng các biện pháp đơn phương và song phương như hiện nay không khả thi, do số lượng các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn và giao dịch phức tạp. Điều này cũng được nhiều nền kinh tế thành viên APEC quan tâm và được các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và WB hỗ trợ mạnh mẽ, nhất là lỗ hổng trong chính sách và cách thức quản lý mà các tổ chức xuyên quốc gia tận dụng để áp dụng chính sách thuế với mỗi nền kinh tế.Ngay tại tuyên bố chung của các Bộ trưởng APEC lần này cũng đã nhấn mạnh những tác động quan trọng của các vấn đề BEPS đến các nền kinh tế thành viên APEC.
“BEPS đặc biệt thiết thực với các nền kinh tế đang phát triển giúp bảo vệ nguồn thu và duy trì, mở rộng cơ sở tính thuế. Việt Nam bị ảnh hưởng nguồn thu chính đáng từ hành vi trốn thuế được thể hiện rõ nhất qua chuyển giá hay các giao dịch qua biên giới trong lĩnh vực thương mại điện tử...” - đạo diện Bộ Tài chính Việt Nam đánh giá.Từ bối cảnh trên, để chủ động ngăn chặn xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận, Việt Nam đã có các biện pháp tương đối mạnh để làm chủ, xử lý việc lạm dụng hiệp định thuế của Việt Nam với các nước.
Ông Pascal Saint-Amans, Giám đốc Trung tâm Điều hành và Chính sách Thuế thuộc OECD cho biết, bằng cách thúc đẩy các sáng kiến được đề ra trong các chương thảo luận về thuế ở tiến trình APEC, các tổ chức quốc tế như OECD, WB có thể hợp tác với các bộ ngành về thuế, các nhà lập pháp của Việt Nam trong việc bảo vệ các các quy định cơ sở về thuế song vẫn tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, đưa cơ sở thuế của Việt Nam tương đồng với các quy định thuế quốc tế và tránh được nguy cơ trở thành mục tiêu bị đánh thuế 2 lần.
Theo Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng thì Việt Nam sẽ phối hợp với các nền kinh tế APEC trong việc thực hiện BEPS và phải theo các tiêu chuẩn, các chuẩn mực của OECD để cùng triển khai.
Trước hết Việt Nam đã có được văn bản pháp quy rất quan trọng là nghị định của Chính phủ về chống chuyển giá và hiện đang triển khai quyết liệt việc này nhằm mục đích tăng thu cho ngân sách, đồng thời, đảm bảo kinh doanh công bằng giữa các thành phần kinh tế trong nước cũng như thành phần kinh tế nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Ông Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD, cũng cho rằng việc ngăn chặn xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận bằng các biện pháp đơn phương của mỗi nước không thực sự khả thi trong khi các biện pháp song phương như hiện nay cũng đang mất dần tính hiệu lực, hiệu quả do số lượng các doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn, giao dịch phức tạp. Do đó, để ngăn chặn xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận đòi hỏi các giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương. Đối với ngành thuế, việc triển khai chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận cũng giúp ngành thích ứng kịp thời với những tác động của quá trình hội nhập trên cơ sở đề xuất một số giải pháp về chính sách và quản lý thuế cũng như tăng cường hợp tác hành chính thuế quốc tế với các cơ quan thuế các nước nhằm ngăn chặn hiệu quả các hành vi trốn, tránh thuế của người nộp thuế thông qua hành vi chuyển giá, rủi ro thất thu thuế từ các giao dịch qua biên giới. Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam là nơi nhận sự đầu tư nước ngoài lớn nên việc tham gia chương trình hành động BEPS cần có sự hỗ trợ của các tổ chức, đặc biệt là tổ chức OECD là nơi xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về thuế quốc tế. “Thông qua chương trình này, Việt Nam có điều kiện xây dựng quy định mới về minh bạch thông tin của các tập đoàn, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các nước hướng tới nâng cao hợp tác quản lý hành chính thuế giữa các quốc gia, minh bạch về thuế và tăng cường công tác quản lý đảm bảo nguồn thu, đặc biệt trong tiến trình mở cửa tiếp tục thu hút đầu tư từ nước ngoài”, ông Đặng Ngọc Minh nói./.- Từ khóa :
- apec
- apec 2017
- cơ sở tính thuế
- beps
- oecd
- hiệp định thuế việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng
20:03' - 21/10/2017
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 và các hội nghị liên quan đã chính thức bế mạc tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng
-
Kinh tế Việt Nam
APEC ưu tiên đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng
16:44' - 21/10/2017
Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng là một trong bốn ưu tiên được các đại biểu APEC tập trung thảo luận ngày 21/10, tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC diễn ra tại Quảng Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam được lợi gì khi hội nhập vào dòng chảy tài chính quốc tế?
14:57' - 21/10/2017
Phóng viên BNEWS đã phỏng vấn ông Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD về tình hình kinh tế toàn cầu và vấn đề hợp tác tài chính giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
WTO: Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng
19:00' - 06/04/2025
Theo WTO, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng, không phản ánh thiện chí nỗ lực của Việt Nam trong xử lý tình trạng thâm hụt thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và kết quả thu hút vốn FDI
18:54' - 06/04/2025
Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, đại diện Bộ Tài chính đã thông tin về tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2025, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 và dự kiến kết quả thu hút FDI năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều điểm sáng ấn tượng của kinh tế Tp Hồ Chí Minh quý đầu năm
18:22' - 06/04/2025
Khi so với các “đầu tàu kinh tế” khác cho thấy, mức tăng trưởng 7,51% của Tp Hồ Chí Minh ấn tượng hơn với nhiều điểm sáng và là một bước khởi đầu tốt đẹp cho Thành phố trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I: Giải ngân vốn đầu tư công lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:07' - 06/04/2025
Tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý I cho thấy, những dấu hiệu tích cực rõ nét, đặc biệt là sự tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế quan
17:51' - 06/04/2025
Tổ công tác có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực, các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Có những giải pháp tích cực với phía Hoa Kỳ về thuế đối ứng
17:19' - 06/04/2025
Tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Chính phủ đang có những giải pháp tích cực để tiếp xúc với phía Hoa Kỳ và có giải pháp hài hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41' - 06/04/2025
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25' - 06/04/2025
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08' - 06/04/2025
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.