Chủ tịch ADB: Phân bổ tài chính hợp lý cho chuyển đổi xanh là một ưu tiên
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Masatsugu Asakawa, vừa có bài viết về tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi công bằng sang tăng trưởng xanh, trong đó phân bổ tài chính hợp lý là một trong những ưu tiên quan trọng.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang ở thời điểm quan trọng, bởi đây vừa là tác nhân đáng kể gây ra tình trạng khí thải nhà kính toàn cầu, nhưng cũng là khu vực đi đầu tiềm năng trong các hành động chống biến đổi khí hậu.
ADB, cùng với các quốc gia thành viên, đang định hướng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hướng tới tương lai bền vững thông qua việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi công bằng. Tầm nhìn của ADB là định hướng lại các khuôn khổ kinh tế và xã hội để thúc đẩy tăng trưởng carbon thấp, chống chịu với khí hậu, qua đó tăng cường thịnh vượng và hòa nhập.
Nhu cầu về quá trình chuyển đổi công bằng, đưa con người vào trung tâm của quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0, là vô cùng quan trọng. Châu Á-Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa lượng khí thải nhà kính hàng năm của thế giới, do phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Đồng thời, hơn 200 triệu người trong khu vực đang sống trong cảnh nghèo đói, nhiều người không được tiếp cận với điện cơ bản và phải dựa vào sinh khối truyền thống để nấu ăn và sưởi ấm. Phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng đặc biệt và thường phải đối mặt với những tác động không cân xứng.
Là ngân hàng khí hậu của châu Á-Thái Bình Dương, ADB ưu tiên cách tiếp cận toàn diện để đảm bảo rằng chi phí và lợi ích của quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0 được phân bổ công bằng.
Để đạt được mức phát thải ròng bằng 0, châu Á-Thái Bình Dương cần tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi cách sống và làm việc. Điều quan trọng nhất trong quá trình này là gánh nặng của sự thay đổi không được áp đặt lên những người dễ bị tổn thương nhất và lợi ích của nền kinh tế carbon thấp được tối đa hóa và chia sẻ công bằng. Việc đảm bảo rằng mọi bộ phận của xã hội, bao gồm cả phụ nữ, đều được hưởng từ những lợi ích này là rất quan trọng đối với thành công của các nỗ lực chuyển đổi công bằng.
Để tạo ra các cơ hội cho tăng trưởng toàn diện và bền vững, ADB hợp tác với các đối tác để triển khai các khuôn khổ chính sách mạnh mẽ, tăng cường năng lực thể chế và thu hút các bên liên quan thông qua các quy trình có sự tham gia.
Những nỗ lực chuyển đổi công bằng này phù hợp với các cam kết toàn cầu như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và ở cấp quốc gia, ADB hỗ trợ các thành viên đang phát triển của mình trong việc xây dựng các chính sách và chương trình đáp ứng các thách thức về khí hậu và nhu cầu phát triển riêng của họ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2022 (COP27), ADB đã ra mắt Nền tảng hỗ trợ chuyển đổi công bằng, để giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi công bằng trong các quốc gia thành viên đang phát triển của ngân hàng.
Nền tảng này tập trung vào việc hỗ trợ các quốc gia đưa quá trình chuyển đổi công bằng vào khuôn khổ thể chế và chính sách của họ, đồng thời xác định các phương pháp tiếp cận tài chính sáng tạo nhằm thu hút vốn công và tư cho quá trình chuyển đổi công bằng. Nền tảng này cũng hỗ trợ việc đưa quá trình chuyển đổi công bằng vào hoạt động của ADB.
Hơn nữa, tại COP28, ADB đã khởi động một quy trình toàn diện để thiết kế một Cơ sở Tài chính Chuyển đổi Công bằng, cung cấp tài chính có mục tiêu để giải quyết các thách thức kinh tế xã hội của quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0.
Cơ sở này sẽ giúp các quốc gia nhận ra những lợi ích kinh tế và xã hội của quá trình chuyển đổi và đảm bảo những lợi ích này mang tính toàn diện và rộng rãi, cuối cùng là hỗ trợ quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và công bằng sang nền kinh tế carbon thấp và có khả năng phục hồi.
Chuyển đổi công bằng cũng là một phần cốt lõi của Cơ chế Chuyển đổi Năng lượng (ETM) của ADB. Được phát triển thông qua quan hệ đối tác với các quốc gia thành viên ADB, ETM là một sáng kiến có khả năng mở rộng quy mô, có tiềm năng trở thành một trong những chương trình giảm phát thải carbon lớn nhất thế giới.
Theo sáng kiến này, các khoản đầu tư công và tư - từ chính phủ, ngân hàng đa phương, nhà đầu tư khu vực tư nhân, tổ chức từ thiện và các nhà đầu tư dài hạn khác - tài trợ cho các quỹ ETM dành riêng cho từng quốc gia. Các quỹ này được thiết kế để loại bỏ hoặc tái sử dụng các cở điện than theo lịch trình sớm hơn so với mốc thời gian kinh doanh thông thường.
Các nguyên tắc về chuyển đổi công bằng là nền tảng của việc triển khai ETM, giúp ADB đảm bảo rằng các tác động tiêu cực tiềm ẩn đến kinh tế xã hội sẽ được giảm thiểu thông qua các chính sách và chương trình. Ví dụ, các chương trình đào tạo lại và nâng cao kỹ năng mang đến những cơ hội mới trong các ngành công nghiệp mới cho phụ nữ và người lao động dễ bị tổn thương.
Tầm quan trọng của việc quản lý các tác động xã hội liên quan đến quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0 có thể thấy được qua công việc thực tế của ADB tại nhà máy điện than Cirebon 1 ở Indonesia.
Nhà máy này đóng vai trò là nhà máy thí điểm ETM, nơi ADB đã hoàn thành bản đánh giá sơ bộ về quá trình chuyển đổi công bằng vào đầu năm nay – đánh giá đầu tiên thuộc loại này đối với ADB và khu vực.
Tài liệu này sử dụng phương pháp toàn diện để xác định các tác động dọc theo chuỗi giá trị than và trong cộng đồng cũng như các khu vực xung quanh, đồng thời thiết lập một quy trình đánh giá và phát triển thêm một kế hoạch nhằm quản lý các tác động một cách phù hợp ở từng giai đoạn dự án.
Quá trình chuyển đổi công bằng đưa ra tầm nhìn hấp dẫn về phát triển xanh và toàn diện trên khắp châu Á-Thái Bình Dương. Cam kết không chỉ được khẳng định ở việc tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu mà còn ở việc tạo ra một trật tự xã hội công bằng hơn, coi trọng phúc lợi và bình đẳng giới, cung cấp công việc tử tế và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải khuyến khích sự lạc quan và nỗ lực chung từ mọi thành phần của xã hội để nắm bắt các nguyên tắc công lý và hòa nhập cần thiết cho một tương lai carbon thấp và có khả năng chống chịu với khí hậu.
Hành trình này đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng đem lại nhiều cơ hội để thay đổi mang tính chuyển đổi có thể tạo nên một thế giới lành mạnh hơn, công bằng hơn và thịnh vượng hơn.
Những định hướng được đưa ra bây giờ sẽ quyết định di sản khí hậu cho các thế hệ tương lai.
- Từ khóa :
- Ngân hàng Phát triển châu Á
- ADB
- phát thải ròng
- COP28
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ các dự án hợp tác giữa Việt Nam và ADB
15:38' - 31/07/2024
Ngày 31/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Shantanu Chakraborty.
-
Ngân hàng
ADB: Khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương
22:12' - 25/07/2024
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương trong các năm 2024 và 2025, với lạm phát ở mức vừa phải.
-
Ngân hàng
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2024
08:25' - 18/07/2024
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2024 lên 2,5%, cao hơn 0,3% so với mức 2,2% mà ADB đưa ra hồi tháng Tư vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Agribank thúc đẩy tín dụng cho nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
15:31' - 21/11/2024
Dư nợ của khu vực ĐBSCL đạt 262 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 22% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng trong khu vực và chiếm 20,8% dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Agribank.
-
Ngân hàng
Giới chức Fed đánh giá về khả năng cắt giảm thêm lãi suất
13:39' - 21/11/2024
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt", giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở.
-
Ngân hàng
Chuyên gia: BoE có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự đoán của thị trường
09:04' - 21/11/2024
Nhà hoạch định chính sách Alan Taylor của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cho biết, BoE có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn so với dự đoán của thị trường nếu nền kinh tế suy giảm.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 21/11: Các ngân hàng điều chỉnh nhẹ giá USD và NDT
08:48' - 21/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay 21/11 ở mức 25.200 - 25.504 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng chiều bán ra so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với NHCSXH
17:52' - 20/11/2024
Sáng 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại NHCSXH.
-
Ngân hàng
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản
12:13' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản khi Trung Quốc đang xem xét tác động từ những biện pháp kích thích kinh tế mới.
-
Ngân hàng
Agribank với hành trình gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục
11:02' - 20/11/2024
Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục – những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 20/11: Đồng USD và NDT cùng giảm giá
08:35' - 20/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.200 - 25.499 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng chiều mua vào và giảm 8 đồng chiều bán ra so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
BVBank phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất lên đến 7,1%/năm
16:36' - 19/11/2024
Từ ngày 19/11, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) phát hành 1.000 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất cạnh tranh đến 7,1%/năm.