Chủ tịch APFC: Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ hưởng lợi khi Việt Nam tham gia TPP
Các Bộ trưởng của các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt được đồng thuận về các vấn đề cốt lõi của hiệp định này theo hướng giữ nguyên các nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới với chất lượng cao của hiệp định.
Tại Hội nghị Bộ trưởng TPP ở Đà Nẵng, các Bộ trưởng cũng thống nhất tên gọi mới của TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhân dịp này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Quỹ châu Á-Thái Bình Dương của Canada (APFC) Stewart Beck. BNEWS/TTXVN: Các nhà đàm phán của 11 nước vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ về TPP. Ông có suy nghĩ gì trước thông tin này? Ông Stewart Beck: Tôi nghĩ rằng việc chúng ta có thể thúc đẩy để đạt được thỏa thuận là một dấu hiệu tích cực cho thấy toàn cầu hóa có thể tiếp tục và thỏa thuận này có thể đưa nền kinh tế như Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại thế giới. Điều gây chú ý đối với tôi đó là đà tăng trưởng kinh tế mà tôi đang chứng kiến ở Việt Nam và phần lớn là kết quả của việc tiếp cận thị trường toàn cầu. Vì vậy, bất kỳ điều gì giúp giảm bớt hàng rào thương mại đều quan trọng. BNEWS/TTXVN: Ông có thể cho biết Canada kỳ vọng gì từ TPP? Ông Stewart Beck: Chúng tôi có quan hệ thương mại tốt với Mỹ. Tuy nhiên, hiện tại có những vấn đề giữa Canada, Mỹ và Mexico xung quanh Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Vì vậy, tôi nghĩ việc khai phá các thị trường ở châu Á là rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi phải đa dạng hóa thị trường.Với hơn 35 triệu dân, Canada là đất nước nhỏ nhưng chúng tôi lại có nền kinh tế lớn. Các thị trường quốc tế thực sự rất quan trọng. Trong đó, Nhật Bản là cực kỳ quan trọng bởi vì chúng tôi không có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước này. Đó là thị trường lớn đối với chúng tôi. Và chúng tôi phải trở nên cạnh tranh trên thị trường này. TPP sẽ giúp xóa bỏ các rào cản thương mại chủ chốt cho nông sản - hàng hóa mà chúng tôi xuất khẩu. Chúng tôi cũng có thể tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn. Đó có thể là một điều cực kỳ quan trọng. Việt Nam là một thị trường lớn với 110 triệu dân; trong đó giới thanh niên chiếm tỷ lệ lớn và đang tăng trưởng nhanh… Đó là một trong những lý do vì sao tôi hy vọng chúng ta sẽ có thỏa thuận mới. BNEWS/TTXVN: Theo ông, thỏa thuận mới này mang lại cơ hội và thách thức gì cho các doanh nghiệp Việt Nam? Ông Stewart Beck: Tôi nghĩ Việt Nam là một nước xuất khẩu lớn về nông sản, hải sản, dệt may và nhiều sản phẩm chế biến. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ hưởng lợi khi Việt Nam tham gia TPP.Canada có cơ cấu thuế nhập khẩu khá thấp nhưng tôi không biết liệu đó có phải là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam hay không bởi vì tại thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã làm khá tốt ở Canada…
BNEWS/TTXVN: Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tận dụng các cơ hội mà TPP mang lại? Ông Stewart Beck: Tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược tiếp cận vào những thị trường tốt hơn. Bây giờ đã có 11 thị trường nên sẽ rất dễ cho hoạt động kinh doanh.Các doanh nghiệp phải tính toán làm thế nào để điều chỉnh sản phẩm phù hợp với những thị trường khác nhau và các sản phẩm này sẽ được đón nhận như thế nào ở các thị trường như Canada, Australia và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng cần tìm hiểu về văn hóa và giá cả ở các thị trường đó. Đồng thời cần tiến hành điều tra thăm dò thị trường…. Có một chiến lược tốt và không ngại kinh doanh ở thị trường Bắc Mỹ chính là cơ hội của các doanh nghiệp Việt. Canada có rất nhiều FTA. Thách thức luôn là làm thế nào để khuyến khích các doanh nghiệp đến các thị trường đó và tiến hành hoạt động kinh doanh. Đàm phán kết thúc, chính phủ đã hoàn thành công việc của mình, còn khu vực tư nhân phải hiện thực hóa các thỏa thuận đó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xông xáo và hiểu rõ các cơ hội của mình. BNEWS/TTXVN: Xin cảm ơn ông !Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Nga đánh giá cao tính thực tế của các chủ đề tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017
21:51' - 11/11/2017
Ngày 11/11, bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn APEC lần thứ 25 diễn ra tại Đà Nẵng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức họp báo hẹp về kết quả của APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chủ tịch Trung Quốc gặp lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc
21:22' - 11/11/2017
Ngày 11/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có các cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn APEC 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Nâng tầm hợp tác APEC, nâng tầm vị thế Việt Nam
21:19' - 11/11/2017
Năm APEC 2017, đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã thành công tốt đẹp và ghi đậm dấu ấn Việt Nam trong tiến trình phát triển không ngừng của APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thủ tướng Canada khẳng định cam kết đối với hoạt động thương mại mở
20:49' - 11/11/2017
Ngày 11/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tái khẳng định cam kết của chính quyền Canada đối với hoạt động thương mại mở, tiến bộ ở trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Toàn văn Tuyên bố Đà Nẵng - Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung
20:17' - 11/11/2017
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, ngày 11/11, Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 đã kết thúc tốt đẹp và ra Tuyên bố Đà Nẵng. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.