Chủ tịch KADIN: Tăng kết nối để ASEAN trở thành tâm điểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN), đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN 2023 (ASEAN-BAC 2023) vừa có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trong hai ngày 13 và 14/3.
Bên lề chuyến thăm và làm việc, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Arsjad về những ưu tiên chính sách trong năm Indonesia làm Chủ tịch ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tăng cường cơ hội thúc đẩy giao thương, thu hút đầu tư giữa Việt Nam và Indonesia.
* Kết nối là chìa khóa Trước khi đến Việt Nam, ông Arsjad đã đến Singapore, Philippines và Malaysia với cùng một mục đích: lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của doanh nghiệp các nước, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) về ASEAN.Từ đó, ông sẽ cùng ASEAN-BAC và các cơ quan phụ trách hoạt động thương mại, đầu tư ở các quốc gia Đông Nam Á xây dựng chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thịnh vượng cho người dân trên toàn khu vực.
Theo ông Arsjad, ASEAN đang là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế thế giới với mức tăng trung bình là 5,5%. Ngoài ra, các nước ASEAN cũng kiểm soát tốt lạm phát, nhanh chóng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và đảm bảo tính ổn định cả về chính trị lẫn kinh tế. Ông nhấn mạnh với quy mô nền kinh tế 5.000 tỷ USD và dân số hơn 700 triệu người, đóng góp của ASEAN đối với kinh tế toàn cầu còn lớn hơn cả Liên minh châu Âu (EU) hay Mỹ… Nhưng để thật sự tận dụng được những điều này, các nước cần tăng cường đầu tư, giao thương và gia tăng kết nối để giúp ASEAN trở thành tâm điểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hiện hoạt động giao thương, đầu tư giữa các nước vẫn chủ yếu trong các lĩnh vực và loại hàng hóa truyền thống như than đá, dầu cọ, ô tô, bất động sản… Song ông Arsjad cho rằng đã đến lúc doanh nghiệp các nước phải thúc đẩy kết nối và đưa các hoạt động giao thương lên tầm cao hơn nữa, sang các lĩnh vực mới và chất lượng cao hơn. Chủ tịch KADIN cũng nhấn mạnh doanh nghiệp và chính phủ các quốc gia ASEAN cần tăng cường hợp tác công - tư để giải quyết các vấn đề lớn hiện thời, bao gồm tình trạng thiếu hụt nguồn cung đẩy giá lương thực lên cao, lạm phát phi mã và giá năng lượng tăng vọt.Ngoài ra, các bên cũng cần kết nối để tìm cách đối phó với những bất ổn bên ngoài do cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng những tác động từ xung đột Nga - Ukraine.
* Đảm bảo tăng trưởng mang tính bao trùm
Chủ tịch KADIN cho biết, chuyến đi lần này của ông tới Việt Nam là nhằm thúc đẩy bảy chương trình đột phá kế thừa với năm vấn đề ưu tiên gồm chuyển đổi số, phát triển bền vững, an ninh lương thực, tăng cường khả năng y tế và tạo thuận lợi thương mại. Về chuyển đổi số, Indonesia đề xuất ba chương trình số hóa tập trung vào công nghệ tài chính và thương mại điện tử gồm: Mã QR ASEAN, Nền tảng cho vay ASEAN P2P và Khởi nghiệp WIKI. Những chương trình này sẽ tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận nguồn tài chính cần thiết, thúc đẩy giao dịch, giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới cho hoạt động thanh toán trong khu vực, tăng cường kết nối và giao lưu giữa doanh nghiệp các nước. Đối với tăng cường tính bền vững cho ngành y tế, ông Arsjad giới thiệu chiến dịch “ASEAN One Shot” ưu tiên phát triển một chương trình tiêm chủng khu vực trong dài hạn, tăng cường năng lực nghiên cứu và sản xuất thuốc để ASEAN có thể đối phó tốt hơn với các đại dịch tương lai cũng như những loại bệnh phổ biến như lao hay sốt rét. Về ưu tiên phát triển bền vững, KADIN đề xuất thành lập Trung tâm trung hòa carbon ASEAN (ASEAN Net Zero Hub) và Trung tâm ưu việt về Carbon (Carbon Center of Excellence). Ông Arsjad cho hay Indonesia muốn ASEAN là một phần trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.Nhưng mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế và công nghiệp đều gặp những trở ngại riêng trên con đường đạt mục tiêu này. Do đó, các đề xuất trên nhằm hỗ trợ các nước tìm kiếm, xây dựng giải pháp và chia sẻ các bài học rút ra cho khu vực liên quan đến chống biến đổi khí hậu.
Trên đây là ba vấn đề được Indonesia rút ra từ chương trình nghị sự của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và chia sẻ với ASEAN, vì Indonesia là quốc gia Đông Nam Á duy nhất nằm trong nhóm này. Ngoài ra, KADIN còn đưa ra thêm hai vấn đề nổi cộm khác là an ninh lương thực và tạo thuận lợi cho thương mại - đầu tư. Đối với an ninh lương thực, ASEAN-BAC sẽ chủ trì các chương trình đảm bảo an ninh lương thực và hỗ trợ nông dân, ngư dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Ông Arsjad cho hay Indonesia cũng mong muốn mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản với các nước ASEAN, đặc biệt với Việt Nam sau khi hai nước đã hoàn tất đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn.
Về tạo điều kiện phát triển thương mại và đầu tư, Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp với các nước trong ASEAN đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đồng thời tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ tham gia sâu hơn vào các hoạt động kinh doanh, giao thương tại khu vực.Song ông Arsjad nhấn mạnh phía Indonesia muốn những hoạt động này gia tăng hơn nữa, đặc biệt khi hai nước muốn đạt mục tiêu đưa thương mại song phương tăng từ khoảng 13 tỷ USD (tính đến năm 2022) lên 15 tỷ USD vào năm 2028.
Ông Arsjad chia sẻ rằng trước khi sang Việt Nam, ông đã sang Singapore và gặp gỡ nhiều nhà đầu tư tổ chức tại đây. Họ đều bày tỏ mong muốn tăng cường đầu tư vào khu vực ASEAN, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam.Lý do là Indonesia và Việt Nam đều có tình hình chính trị ổn định, giúp duy trì được đà tăng trưởng kinh tế tốt và kiểm soát lạm phát thành công. Vì vậy, ông Arsjad cho rằng hai nước cần thúc đẩy hơn nữa động lực hợp tác thương mại - đầu tư trên nhiều lĩnh vực để tận dụng được nhu cầu này.
Chủ tịch KADIN bày tỏ tin tưởng rằng một khi hai nước mở rộng được hoạt động giao thương và đầu tư song phương, mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD không hề xa vời, thậm chí có thể tăng vượt con số đó trong giai đoạn 5 năm tới./.Tin liên quan
-
Tài chính
ASEAN không ưu tiên thiết lập đồng tiền chung khu vực
08:13' - 14/03/2023
Tổng thư ký ASEAN Kao Him Hourn cho biết việc thiết lập liên minh tiền tệ không phải là ưu tiên vào lúc này, trong bối cảnh tổ chức khu vực này đang có nhiều chương trình nghị sự khác muốn thực hiện.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và châu Âu vẫn là động lực tăng trưởng chính của ASEAN
05:30' - 13/03/2023
Các nền kinh tế phương Tây được coi là động lực thúc đẩy chính cho tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN.
-
DN cần biết
Sửa đổi Thông tư về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
19:20' - 12/03/2023
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19'
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.