Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Hai nhà lãnh đạo cùng nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng núi liền núi, sông liền sông, tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân gây dựng, dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của hai dân tộc, cần được các thế hệ hai nước kế thừa, gìn giữ, không ngừng phát huy.
Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán coi việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Chỉ rõ năm nay là 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng là Năm giao lưu nhân văn Trung - Việt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng khuôn khổ quan hệ hai nước từ hữu nghị truyền thống, đồng chí anh em đã trở thành chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược, tạo thành hình mẫu về quan hệ hữu nghị, tương trợ và đoàn kết.Đánh giá cao kết quả phong phú và những nhận thức chung quan trọng đạt được tại các cuộc hội đàm, hội kiến giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường nêu một số đề nghị và phương hướng lớn trong hợp tác giữa hai nước thời gian tới: Một là, duy trì trao đổi cấp cao thường xuyên để tăng cường tin cậy, chia sẻ kinh nghiệm quản trị và phát triển đất nước, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác trên kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội/Nhân đại, Mặt trận Tổ quốc/Chính hiệp hai nước. Hai là, nâng tầm hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là đưa hợp tác khoa học công nghệ trở thành trụ cột mới, động lực mới, điểm sáng mới cho hợp tác song phương. Ba là, triển khai tốt Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025, tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân để củng cố nền tảng xã hội cho quan hệ song phương. Bốn là, tăng cường trao đổi, phối hợp tại các diễn đàn quốc tế, khu vực mà hai bên cùng là thành viên, ủng hộ lẫn nhau nâng cao vai trò, vị thế trên trường quốc tế. Năm là, kiểm soát và giải quyết thỏa đáng bất đồng trên biển trên cơ sở tuân thủ nhận thức chung cấp cao, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá cao các ý kiến tích cực và đề xuất quan trọng của Chủ tịch nước Lương Cường, khẳng định Đảng, Nhà nước Trung Quốc mong muốn và sẵn sàng duy trì trao đổi chiến lược cấp cao với Việt Nam để phát huy vai trò dẫn dắt quan hệ song phương; tiếp tục làm sâu sắc hợp tác kênh Đảng, Chính phủ, quân đội và thực thi pháp luật; thực hiện tốt kế hoạch hợp tác kết nối giữa sáng kiến “Vành đai, Con đường” với khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai”; sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác về hạ tầng giao thông, nhất là 3 tuyến đường sắt kết nối hai nước, khu hợp tác kinh tế qua biên giới, cửa khẩu thông minh; mở rộng nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam. Hai bên thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như phát triển xanh, 5G, trí tuệ nhân tạo; triển khai giao lưu nhân văn phong phú, đa dạng nhằm kết nối lòng dân, trong đó tập trung vào thế hệ trẻ hai nước khi thanh niên hai nước được coi là nền tảng và tương lai của quan hệ Trung - Việt; triển khai các dự án dân sinh nhỏ và đẹp, cũng như tăng cường hoạt động giao lưu địa phương, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, du lịch, để tình hữu nghị đi vào lòng người dân hai nước; tăng cường hợp tác trong các cơ chế đa phương như APEC, ASEAN, Lan Thương - Mê Công; đồng thời đề nghị hai bên thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, kiểm soát thỏa đáng bất đồng và mở rộng hợp tác trên biển.
Sau hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
11:52' - 15/04/2025
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh...
-
Thời sự
Trung Quốc đưa tin đậm nét chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam
11:01' - 15/04/2025
Truyền thông chính thống Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin đậm nét về chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:39' - 14/04/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:30' - 14/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý Nhà nước về kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hoá
21:49' - 15/04/2025
Ngày 15/4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về tăng cường quản lý nhà nước với kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và Vinachem hợp tác toàn diện hướng tới tương lai công nghệ cao
20:56' - 15/04/2025
Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
20:03' - 15/04/2025
Khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó giải quyết, làm quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng khu tái định cư và khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Ninh Thuận
18:57' - 15/04/2025
Theo Chủ đầu tư dự án, dự án Khu đô thị mới Bờ sông Dinh có diện tích trên 37 ha, quy mô dân số 6.500 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
18:35' - 15/04/2025
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa chủ động phòng cháy rừng từ sớm, từ xa
18:16' - 15/04/2025
Trước diễn biến phức tạp của mùa khô, các cấp chính quyền và đơn vị chủ rừng ở Khánh Hòa đã chủ động vào cuộc từ rất sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp cận kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do
18:15' - 15/04/2025
Bình Dương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng và đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động phía Nam vẫn "thừa người - thiếu việc phù hợp"
17:48' - 15/04/2025
Sự gia tăng nhanh về số lượng người tìm việc cùng với thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp đã đặt ra các vấn đề mới trong kết nối cung - cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
17:34' - 15/04/2025
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.