Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2022
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2022, ngày 19/11, tại Bangkok, Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với ông Lý Gia Siêu, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Bà Kristalina Georgieva.
Tại cuộc gặp, ông Lý Gia Siêu, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn hai bên tăng cường giao lưu, trao đổi giữa các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp, người dân hai bên; mời ông Lý Gia Siêu sớm thăm Việt Nam; tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; trong đó, đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương 5 năm tới lên 50 tỷ USD; khuyến khích doanh nghiệp Hong Kong đầu tư vào các lĩnh vực bền vững, thân thiện với môi trường, ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch tại Hong Kong. Chủ tịch nước cũng mong muốn hai bên mở rộng trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch, nghiên cứu thí điểm tiếp nhận lao động Việt Nam.
Ông Lý Gia Siêu khẳng định Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong coi trọng và sẵn sàng tăng cường quan hệ hợp tác cùng có lợi với Việt Nam trên các lĩnh vực. Ông Lý Gia Siêu nhất trí mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương trong 5 năm tới, phấn đấu để Việt Nam trở thành bạn hàng lớn nhất của Hong Kong trong ASEAN; sẵn sàng thúc đẩy giao lưu nhân dân, bao gồm lĩnh vực du lịch, giáo dục và lao động; mong muốn hai bên phối hợp trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.
Tại cuộc gặp Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao hợp tác giữa Việt Nam và IMF những năm qua, nhất là trong việc IMF tư vấn quản lý kinh tế vĩ mô, chuyển đổi cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Chủ tịch nước nêu rõ trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, lạm phát toàn cầu tăng cao, tăng trưởng kinh tế của nhiều nước và khu vực chậm lại, việc đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng gặp rất nhiều khó khăn, Việt Nam, IMF và các nước càng phải tăng cường phối hợp, điều phối các chính sách, chủ trương nhằm ứng phó hiệu quả với các vấn đề này.
Bà Kristalina Georgieva đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực, có nền kinh tế mở, năng động, có sức chống chịu qua đại dịch COVID-19. Đặc biệt, việc tiếp tục đẩy mạnh các cải cách cơ cấu kinh tế, chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, sạch, bền vững, chú trọng năng lượng tái tạo và kinh tế số sẽ đem lại động lực mới cho kinh tế Việt Nam. Tổng giám đốc IMF mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào các chương trình nghị sự toàn cầu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đảm bảo các chuỗi cung ứng. Bà Georgieva cho biết IMF sẽ tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ, tư vấn cho Việt Nam trong quản lý kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tới Sân bay Không quân Hoàng gia Thái Lan Don Mueang, lên đường về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris
13:23' - 18/11/2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris nhân dịp tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28'
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38'
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.