Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự khánh thành trường học tại Ninh Bình
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9, trong không khí chuẩn bị bước vào năm học mới, sáng 21/8, tại huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) đã diễn ra lễ khánh thành hai trường Trung học phổ thông Kim Sơn B và Kim Sơn C.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, cùng lãnh đạo một số địa phương đã tham dự và cắt băng khánh thành.
Trường Trung học phổ thông Kim Sơn B, ngôi trường thứ hai của huyện Kim Sơn, được thành lập năm 1966 trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn ác liệt, hiện đã xuống cấp theo thời gian. Với sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương, thực hiện chủ trương huy động nguồn lực xã hội cho sự nghiệp giáo dục, trường Trung học phổ thông Kim Sơn B đã được khởi công năm 2015 trên diện tích hơn 13 nghìn mét vuông, với tổng vốn đầu tư 73 tỷ đồng và trường Trung học phổ thông Kim Sơn C được đầu tư 43 tỷ đồng, sẵn sàng phục vụ học tập và giảng dạy ngay trong năm học mới 2016 - 2017.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao cấp ủy, chính quyền tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn, cũng như các nhà hảo tâm những năm qua đã nỗ lực nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho các mục tiêu giáo dục của địa phương và nhu cầu học tập, giảng dạy của các thầy cô giáo, các em học sinh, dù điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng các thế hệ thầy cô giáo, các em học sinh khi trường Trung học Phổ thông Kim Sơn B được bàn giao và đưa vào hoạt động trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.
Chủ tịch nước khẳng định, Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng đã xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, là quốc sách hàng đầu.
Do đó, việc quan tâm kêu gọi đầu tư vào các cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập giảng dạy không chỉ giúp tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn giải quyết khó khăn, nâng chất lượng công tác giáo dục, thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình thời gian tới mà còn góp phần thực hiện mục tiêu đến 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn các thầy cô giáo, các em học sinh, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất hiếu học, thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước về thành tích giáo dục, tận dụng tối đa cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập, nỗ lực phấn đấu đạt thành tích cao hơn nữa, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, đất nước phồn vinh, đạt những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra./.
>>> Hà Nội siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm
>>> Nhiều sai phạm trong quản lý đầu tư các dự án trường học tại quận Long Biên
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ninh Bình: Hoạt động của nhà máy thuộc Công ty Hạ Long không gây ô nhiễm môi trường
19:24' - 15/08/2016
Vừa qua, dư luận tại tỉnh Ninh Bình cho rằng quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Nhà máy xử lý phế thải cao su và plastic đã gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ thanh tra Nhà máy đạm Ninh Bình trong tháng 6
15:25' - 06/06/2016
Thông tin này được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra trong Giao ban trực tuyến do Bộ Công Thương tổ chức ngày 6/6 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
VEC chưa tăng phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
17:49' - 05/06/2016
Chiều 5/6, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát đi thông báo chính thức về việc chưa điều chỉnh mức phí trên tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
-
Kinh tế & Xã hội
Ninh Bình lập đoàn kiểm tra để xác định “sinh vật lạ” trong nước sinh hoạt
18:18' - 13/05/2016
Ngày 13/5, đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh Ninh Bình thành lập đã tiến hành kiểm tra để xác định xem liệu có "sinh vật lạ" trong nước sinh hoạt cấp cho người dân trên địa bàn TP. Ninh Bình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.