Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam luôn coi hợp tác với LHQ là ưu tiên hàng đầu
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước, năm 2017 kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Xin Chủ tịch nước đánh giá về sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Liên hợp quốc trong những năm qua? Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc vào ngày 20/9/1977 đánh dấu sự ghi nhận của tổ chức toàn cầu lớn nhất hành tinh và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ.Đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước ta. Trong suốt bốn thập kỷ qua, Việt Nam và Liên hợp quốc đã luôn nỗ lực vun đắp, xây dựng mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp với những kết quả tích cực và nhiều tiềm năng phát triển.
Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự hỗ trợ và đồng hành của Liên hợp quốc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là sự hỗ trợ quý báu và thiết thực về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm trong những năm tháng khó khăn sau chiến tranh cũng như thời kỳ bị bao vây, cấm vận. Vào những năm cuối thập kỷ 1970, đầu những năm thập kỷ 1980, ngoài nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa, viện trợ của Liên hợp quốc chiếm 60% tổng viện trợ cho Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Liên hợp quốc tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam với nguồn vốn hàng trăm triệu USD mỗi năm.Đây là một trong những nguồn lực quan trọng giúp nước ta thực hiện hành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn coi quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại. Từ những ngày đầu gia nhập Liên hợp quốc đến nay, Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động của tổ chức này.Bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao vai trò đi đầu trong việc thúc đẩy phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền và quyền dân tộc tự quyết, chống chạy đua vũ trang, ủng hộ quá trình giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, cũng như sự đóng góp tích cực của nước ta vào quá trình xây dựng và thực thi các hiệp ước, công ước của Liên hợp quốc và xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân loại.
Đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, Việt Nam luôn coi trọng vai trò trung tâm của tổ chức này trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Chúng ta còn đi đầu trong việc thực hiện Sáng kiến “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc, đặc biệt là đã đề xuất nhiều sáng kiến về các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và cũng là sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Cùng với đó, nước ta đang nỗ lực triển khai thành công Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Sáng kiến của Liên hợp quốc về ứng phó với El Nino và La Nina và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Với những nỗ lực và đóng góp có hiệu quả đối với các hoạt động và quá trình phát triển của Liên hợp quốc, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, đánh giá cao, thể hiện rõ nhất qua việc chúng ta được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009), Hội đồng Kinh tế-xã hội (hai nhiệm kỳ 1998-2000 và 2016-2018), Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016), Hội đồng Chấp hành UNESCO (nhiệm kỳ 2015-2019), Ủy ban Luật pháp quốc tế (nhiệm kỳ 2017 - 2021). Phóng viên: Xin Chủ tịch nước cho biết phương hướng hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc trong thời gian tới? Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Trên cơ sở quan hệ tốt đẹp 40 năm qua, chúng ta hết sức lạc quan về tương lai quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng: “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”, Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới. Là thành viên có trách nhiệm và tích cực trong các hoạt động của Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ sát cánh cùng các nước thành viên đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế công bằng, bình đẳng, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, bảo đảm lợi ích chính đáng của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.Tăng cường tham gia ở cấp độ cao hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, nỗ lực thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030, các Mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; ủng hộ các nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả, minh bạch và dân chủ hóa trong mọi hoạt động. Tập trung hoàn thành tốt vai trò thành viên trong các cơ chế của Liên hợp quốc và đi đầu với nhiều sáng kiến cụ thể trong các lĩnh vực ưu tiên.
Đặc biệt, tích cực vận động ứng cử vào vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Nếu được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu vào vị trí này, chắc chắn Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực và thực chất vào những nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Việt Nam và Liên hợp quốc sẽ tập trung thực hiện Kế hoạch chiến lược chung giai đoạn 2017- 2021 được ký giữa hai bên vào tháng 7 vừa qua. Với bốn lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư vào con người; bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển môi trường bền vững; thúc đẩy sự thịnh vượng và quan hệ đối tác; tăng cường công lý, hòa bình và quản trị toàn diện, Kế hoạch này sẽ hỗ trợ nước ta trong việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016 – 2020 và các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Đây là nền tảng quan trọng để triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể giữa Việt Nam và Liên hợp quốc trong những năm tới. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước./. >> Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi Thư chúc mừng AIPA-38Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với lãnh đạo Ủy ban Quốc gia APEC 2017
15:45' - 14/09/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định việc tổ chức Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại đến năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi Thư chúc mừng AIPA-38
18:18' - 13/09/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi Thư chúc mừng đến ngài Pantaleon Alvarez, Chủ tịch Hạ viện Philippines, Chủ tịch AIPA-38. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc mừng:
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chiêu đãi trọng thể Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi
20:21' - 06/09/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi và Đoàn đại biểu cấp cao Ai Cập.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi
17:05' - 06/09/2017
Sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành đón Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi đã tiến hành hội đàm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.