Chủ tịch Quốc hội: Công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm, tiêu cực trong phân bổ và sử dụng các gói hỗ trợ
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng có nhiều kinh nghiệm và đã nắm chắc thực trạng vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý, với tinh thần cầu thị, trả lời đầy đủ, thẳng thắn đa số các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Mỗi vấn đề đều có đề xuất định hướng và phương án cụ thể để xử lý trong thời gian tới.
Đây là đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau phần trả lời chất vấn của Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư vào sáng 12/11.
Nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phục hồi kinh tế Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư diễn ra sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao và mang tính xây dựng. Các đại biểu đã đặt câu hỏi ngắn gọn, trúng và đúng, đi thẳng vào vấn đề. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, 6 và 10. Cùng với việc giải trình tại các phiên họp về kinh tế xã hội của các kỳ họp, có thể nói Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là một trong các vị Bộ trưởng đã dày dạn kinh nghiệm chất vấn và dày dạn kinh nghiệm nghị trường, có thâm niên. Có 29 đại biểu Quốc hội đã đăng ký và đã được thực hiện quyền chất vấn, 7/9 đại biểu đăng ký được phát biểu tranh luận. Tham gia phát biểu thêm để làm rõ những nội dung liên quan, có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác trong Chính phủ tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều giải pháp, chính sách để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phục hồi kinh tế, góp phần giảm bớt những khó khăn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động.Thủ tục chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã tuân thủ thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định pháp luật, cơ bản đã khắc phục được tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, kém hiệu quả từ trước đến nay.
Tuy nhiên, quy mô các chính sách hỗ trợ còn thấp, chỉ tương đương khoảng 4% tổng lượng GDP và cũng mới chủ yếu tác động về phía cung của nền kinh tế, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Một số bộ, ngành và địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao. Việc giải ngân vốn đầu tư còn rất chậm, nhất là vốn ODA. Việc triển khai một số dự án quan trọng quốc gia bị chậm tiến độ, nhất là dự án Sân bay quốc tế Long Thành, dự án đường bộ cao tốc phía Đông giai đoạn 1 vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, tiến độ giải ngân chưa được như mong muốn. Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế phải thiết kế trên cơ sở đánh giá toàn diện tác động của dịch COVID-19 Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung vào 4 vấn đề chính.Trước hết, ngay trong năm 2021, Bộ cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để giúp Chính phủ xây dựng, ban hành và triển khai Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch COVID-19 gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, gắn với khung khổ đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm.
“Chương trình này phải đặt trong tổng thể các vấn đề mà Quốc hội đã biểu quyết và triển khai”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, qua thảo luận nổi lên một số yêu cầu cụ thể liên quan đến việc thiết kế gói kích thích phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch, đó là phải chú trọng cả vấn đề tổng cung và tổng cầu, đồng thời lưu ý đây là chương trình tổng thể, không chỉ phục hồi kinh tế mà cả phục hồi, phát triển vấn đề xã hội. “Không phải ngẫu nhiên mà trong 4 nội dung chất vấn của kỳ họp này chỉ có một vấn đề về kinh tế, còn 3 lĩnh vực thuộc các vấn đề về xã hội, vì tác động của đại dịch đối với cả vấn đề kinh tế và xã hội là hết sức sâu sắc”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Theo ông, gói kích thích kinh tế phải bao gồm cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phối hợp rất tốt giữa chính sách này với các chính sách vĩ mô khác trên cơ sở đảm bảo ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô.
Chương trình tổng thể phục hồi phát triển kinh tế cũng cần phải có lộ trình phù hợp (dự kiến chỉ trong năm 2022 – 2023), đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi cao, dẫn vốn được vào những khu vực thực sự cấp bách và cần thiết, có khả năng hấp thụ được vốn. Đưa vốn vào đâu phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo có hiệu quả và có năng lực hấp thụ vốn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, phải xây dựng những chương trình quản lý rủi ro, đảm bảo cho việc huy động, phân bổ các nguồn lực được công khai, minh bạch, đúng mục đích, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, chống lợi ích nhóm, lợi ích tiêu cực trong quá trình phân bổ và sử dụng các gói hỗ trợ.Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế phải được thiết kế trên cơ sở đánh giá sâu sắc, toàn diện những tác động của dịch COVID-19 đến tình hình kinh tế - xã hội của nước ta, các xu hướng đầu tư kinh doanh sau đại dịch, tình hình kinh tế của khu vực và thế giới và dựa vào những kinh nghiệm chúng ta đã có trong gói kích thích kinh tế khi khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008 – 2009, nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy được ưu điểm vốn có. Đồng thời, phải xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu tự thân của nền kinh tế, “khiêm tốn, học hỏi kinh nghiệm quốc tế”.
Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giải ngân vốn đầu tư công Vấn đề thứ hai Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tập trung, theo Chủ tịch Quốc hội, đó là đầu tư công, các công trình quan trọng quốc gia. Bộ cần tham mưu với Chính phủ phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng tình hình, xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu để có những biện pháp quyết liệt trong việc chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn, giải ngân và quyết toán vốn đầu tư. Người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh, trong chương trình công tác năm nay, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đã được giao nhiệm vụ tổ chức một phiên điều trần, giải trình của các cơ quan liên quan về vấn đề này. “Chúng ta không thể để tình trạng này kéo dài mãi. Năm ngoái chúng ta giải ngân được 98%. Đồng chí Bộ trưởng cũng đã nói rồi, hoàn toàn không có vướng mắc gì về thể chế, quan trọng là cách thức tổ chức thực hiện, nhất là vấn đề chuẩn bị về đầu tư công. Cần có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả, phấn đấu phân bổ và giải ngân năm 2021 đạt 90%; phân bổ, giao vốn và giải ngân năm 2022 đạt 100% dự toán do Quốc hội giao”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu. Chuẩn bị kỹ lưỡng các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia Đối với vấn đề thứ ba là về một số thể chế và chính sách, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tham mưu cho Chính phủ khẩn trương, quyết liệt triển khai nhanh chóng xây dựng các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch. Vấn đề này phải đi trước một bước. Theo cam kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời điểm hoàn thành nội dung này chậm nhất là ngày 31/12/2022. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, quy hoạch phát triển Đồng bằng sông Cửu Long phải xong trước tháng 12/2011. “Chúng ta có Nghị quyết 120 rất lâu rồi, không thể để kéo dài mãi, không có quy hoạch đi trước một bước, chúng ta khó mà làm được những việc tiếp theo”. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan trình Quốc hội xem xét Đề án thí điểm tách công tác giải phóng mặt bằng và dự án tái định cư ra khỏi các dự án đầu tư công, tháo gỡ các điểm nghẽn cho đầu tư sản xuất kinh doanh trong một luật sửa một số luật, sớm trình Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian tới. Vấn đề cuối cùng được Chủ tịch Quốc hội nhắc đến là việc chuẩn bị các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia trong thời gian tới cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, theo đúng quy trình, có ý kiến của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Theo ông, trong quy định pháp luật, tất cả các dự án trọng điểm quốc gia trước khi trình Quốc hội phải có ý kiến của Kiểm toán Nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng phải mời Kiểm toán Nhà nước tham gia, đây là cơ quan có tính chất độc lập và chuyên môn rất cao. Ngoài ra, cần cân nhắc đến tính khả thi của dự án, nhất là vấn đề huy động vốn, và có lộ trình để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Đồng thời, Bộ tiếp tục tham mưu với Chính phủ có những giải pháp hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này, để tiếp tục phục hồi và phát triển kinh tế./.>>Nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân 2 dự án trọng điểm quốc gia
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc nới bội chi và nợ công để có gói hỗ trợ đủ lớn phục hồi kinh tế
20:03' - 11/11/2021
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích, nếu chúng ta không nới bội chi và không nới nợ công thì không có đầu tư, rất khó có điều kiện để tăng trưởng, phát triển, sẽ là một vòng luẩn quẩn.
-
DN cần biết
Ra mắt Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương
16:21' - 11/11/2021
Ngày 11/11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Lễ công bố thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị xem xét gói hỗ trợ riêng cho người lao động quay lại làm việc
11:24' - 11/11/2021
Có rất nhiều vấn đề bộc lộ ra qua các đợt dịch COVID-19, trong đó có vấn đề đã tồn tại từ trước như nhà ở của công nhân, các công trình phúc lợi...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.