Chủ tịch Quốc hội đề nghị sửa ngay quy định phản cảm, gây bức xúc trong xã hội
Đầu giờ buổi sáng, các bộ trưởng đã trả lời một số câu hỏi mà các đại biểu Quốc hội đặt ra vào chiều 30/10.
* Sửa ngay, khắc phục ngay những quy định gây phản cảm
Cuối phiên họp chiều 30/10, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) nêu câu hỏi: Dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cho lấy ý kiến rộng rãi, trong đó có quy định xử lý học sinh, sinh viên bán dâm. Dù là dự thảo nhưng có nội dung gây phản cảm, thiếu cơ sở và đi ngược lại mục tiêu giáo dục, nhiều cử tri đã bày tỏ sự lo lắng, nghi ngờ về năng lực, tâm lực, uy lực của bộ máy quản lý giáo dục hiện nay. “Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lý của mình về vấn đề này, vai trò nêu gương của người đứng đầu ngành khi Bộ trưởng thường xuyên đưa ra quan điểm sửa sai, xử lý nghiêm, kiên quyết xử lý nghiêm, rút kinh nghiệm rồi lại tiếp tục sai. Giải pháp nào để giữ vững sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục hiện nay”, đại biểu chất vấn.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, quy định trong các văn bản thông tư của ngành giáo dục rất nhiều. Bộ đang rà soát các văn bản, trong đó có thông tư ban hành trong nhiều năm gần đây.
Quy định bán dâm đối với học sinh, sinh viên được nêu trong nội quy từ năm 2007, đến đầu năm 2016 lại có thông tư. Như vậy, thực tế quy định này đã có. Khi rà soát, Bộ quy định tất cả những nội dung không phù hợp thì phải bỏ hoặc sửa, trong đó có nội dung này. Tuy nhiên, khi sửa thì ban soạn thảo, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp làm công việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém, đã đưa lên website dẫn đến phản ứng của xã hội. "Khi có thông tin, tôi chỉ đạo xử lý ngay. Quan điểm của tôi với tư cách Bộ trưởng Giáo dục là nội dung này không cần đưa vào thông tư vì đây là phạm vi xã hội", Bộ trưởng cho hay.
Hoan nghênh Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu ý kiến dư luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị những quy định gây phản cảm, bức xúc phải sửa ngay. “Một thông tư của Bộ lại đưa lấy ý kiến rộng rãi gây bức xúc trong học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh và dư luận xã hội. Đề nghị Bộ trưởng chú ý chỉ đạo khắc phục ngay”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền tiếp tục tranh luận với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với tư cách phụ huynh, đại biểu bày tỏ sự lo lắng đối với ngành giáo dục thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn thẳng sự thật. “Chỉ khi nào Bộ trưởng nhận trách nhiệm người đứng đầu và thấy năng lực của bộ máy hạn chế thì mới có giải pháp lấy lại sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục. Tôi mong Bộ trưởng nhìn thẳng không tránh né để có giải pháp” đại biểu Hiền nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần rút kinh nghiệm, “ban nãy trả lời đổ cho cán bộ thiếu năng lực của ngành chứ chưa thấy trách nhiệm của người đứng đầu”.
* Tăng cường liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp
Liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đại biểu Tô Thị Bích Châu (Thành phố Hồ Chí Minh) chất vấn về các giải pháp tạo đột phá cho đối tượng này.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian tới, sẽ gắn với hai trục xoay: Tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất công nghệ cao, đồng thời triển khai đồng bộ 6 giải pháp mà Chính phủ đề ra. Trong đó, tăng cường liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp, huy động doanh nghiệp tham gia vào tất cả các khâu từ dự báo, xác định nhu cầu đào tạo, quy mô, cơ cấu, chuyển mạnh sang đào tạo gắn với đầu ra. Sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ, gắn kết với thị trường… làm sao đảm bảo thị trường tiêu thụ bền vững. “Việc đào tạo dạy nghề cũng được thực hiện bài bản hơn, từng bước hình thành thị trường lao động. Không chỉ là kỹ năng nghề nghiệp mà còn có tiêu chuẩn và kiến thức thị trường, tác phong hội nhập”, Bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết, tháng 12/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về vấn đề này.
Trả lời đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) về giải pháp đảm bảo hạn chế trục lợi các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, thời gian tới, ngành sẽ tập trung 3 vấn đề lớn. Theo đó, tập trung xây dựng các thể chế, đặc biệt quan tâm tích hợp các chính sách, đảm bảo rõ ràng, khả thi, đồng bộ. Bên cạnh đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách; công khai, minh bạch các chính sách trong nhân dân, để nhân dân theo dõi, giám sát. Đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm tất cả các vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn
07:24' - 31/10/2018
Tiếp tục Chương trình làm việc, ngày 31/10, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Bất động sản
Đại biểu Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề “nóng” với Bộ trưởng Xây dựng
20:57' - 30/10/2018
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 30/10, các đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề “nóng” của ngành xây dựng đối với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư
22:24' - 31/01/2023
Thành phố Hải Phòng luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải cần giải ngân mỗi tháng gần 8.000 tỷ đồng
22:06' - 31/01/2023
Giải ngân vốn đầu tư công được Bộ Giao thông Vận tải xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập đoàn Đèo Cả ứng dụng công nghệ số thực hiện dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
20:01' - 31/01/2023
Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiên phong ứng dụng công nghệ số kiểm soát khối lượng, tiến độ, chất lượng công trình dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm định hướng đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại
19:49' - 31/01/2023
Ngày 31/1, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với thanh niên vào tháng 3/2023
19:12' - 31/01/2023
Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 507/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với thanh niên năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thay đổi 2 thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
19:12' - 31/01/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 31/1/2023 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều động Đại tá Đặng Hồng Đức giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an
19:11' - 31/01/2023
Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động Đại tá Đặng Hồng Đức, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Phải có “hàng rào” ngăn chặn tiêu cực trong đăng kiểm
17:51' - 31/01/2023
Phải có "hàng rào" chặn tiêu cực trong đăng kiểm là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp giao ban tháng 1/2023 của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải hàng không, đường sắt tăng đột biến trong dịp Tết
16:46' - 31/01/2023
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ được nâng cao, không xảy ra hiện tượng người dân không có phương tiện để đi lại.