Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ
Ngày 19/6, tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri, nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ và lực lượng vũ trang Quân khu 9, sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Tại các cuộc tiếp xúc, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Nguyễn Thanh Xuân đã báo cáo tóm tắt tới cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.
Cử tri bày tỏ sự nhất trí đánh giá cao về kết quả kỳ họp; nhiều vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, tranh luận sôi nổi tích cực, hiệu quả, ...
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp thu, ghi nhận các ý kiến của cử tri thành phố Cần Thơ.
Trao đổi với cử tri và nhân dân cũng như làm rõ thêm về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu), Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội đã quyết định lùi chương trình dự án luật để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện; đồng thời thống nhất điều chỉnh quy định của dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Cho biết đây là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trong Hiến pháp 2013, cùng một số văn bản luật đã đề cập đến việc xây dựng và thành lập một số đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội cho biết, quá trình xây dựng dự án luật bắt đầu từ giữa năm 2013. Việc hình thành đặc khu là để xây dựng phát triển kinh tế, tạo vùng động lực để xây dựng và phát triển đất nước.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những băn khoăn, lo lắng của nhân dân, cử tri là đúng và Quốc hội cần thêm thời gian tiếp thu để hoàn chỉnh dự án luật; đồng thời nêu rõ, Quốc hội hoan nghênh, biểu dương tinh thần yêu nước, sự quan tâm chính đáng của nhân dân đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, người dân có thể đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước, Quốc hội bằng nhiều hình thức, không nghe theo những luận điệu xuyên tạc, không đúng sự thật dẫn đến bị lợi dụng, kích động, gây rối, phá hoại, thậm chí là vi phạm pháp luật như đã xảy ra vừa qua tại một số địa phương.
Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh bao nhiêu xương máu và mấy chục năm Đổi mới để có được đất nước ngày hôm nay - hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển thì chúng ta đâu có đơn giản đến mức để ban hành một Luật hay hình thành đơn vị đặc khu để rồi làm cho đất nước khó khăn”. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Những quy định trong Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở phải đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng của đặc khu và của quốc gia”.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ và nhiều quy định mang tính chất đột phá, đổi mới vượt trội nhưng cũng có những quy định không vượt trội. Trong quá trình ban hành luật, Quốc hội lắng nghe ý kiến cử tri và nhân dân. Nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết, nhiều cử tri gửi thư cho Quốc hội góp ý. Trong thời gian diễn ra Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã quyết định lùi lại thời gian thông qua luật để tiếp thu tối đa ý kiến của nhân dân.
Trả lời câu hỏi của cử tri về Luật An ninh mạng mới được thông qua, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại câu nói của một giáo sư quốc tế cho rằng: “không gian mạng cũng chính là lĩnh vực chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào”. Hơn nữa, đây còn là "không gian ảo" - nơi diễn ra những hành động thù địch không kém phần nguy hiểm so với các hành động thật ngoài đời. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức…
Thực tế nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận ra sự cần thiết và đã cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật. Đã có khoảng 80 quốc gia, tổ chức quốc tế xây dựng cơ sở pháp lý về an ninh mạng để phòng và chống những nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia từ không gian mạng, đồng thời thành lập lực lượng chuyên trách về an ninh mạng; trong đó có 23 quốc gia đã ban hành văn bản luật về an ninh mạng.
Chủ tịch Quốc hội phân tích : Thời gian qua nước ta đã phát triển mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó góp phần to lớn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh… Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế, tồn tại về an ninh mạng cần khắc phục. Do mức độ an ninh mạng thấp đã dẫn đến một số vụ việc gây hậu quả đáng tiếc trước đây trong ngành hàng không, ngân hàng, cá nhân bị vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm, bị lừa đảo… Trong bối cảnh này, việc xây dựng Luật An ninh mạng là cần thiết để bảo vệ trước hết là những khách thể trong phạm vi điều chỉnh của luật, gồm: An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Luật An ninh mạng theo đó sẽ xử lý tất cả những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến trên không gian mạng không bị điều chỉnh bởi luật này. “Luật ra là để điều chỉnh những hành vi vi phạm không gian mạng chứ không phải để ngăm cấm quyền tự do ngôn luận của công dân”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật An ninh mạng quy định về cơ quan, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải lưu trữ tại Việt Nam thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến An ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam là khả thi, phù hợp với pháp luật trong nước, thông lệ quốc tế, không trái với các điều ước mà Việt Nam tham gia, cũng không cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Bởi theo thống kê, đã có 18 quốc gia trên thế giới gồm: Mỹ, Canada, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Australia, Indonesia, Hi Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước. Như vậy là thông lệ quốc tế đã có, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên áp dụng quy định này.
Cùng với đó, qua rà soát các văn bản cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); đồng thời, rà soát Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)..., các văn kiện này đều có quy định về ngoại lệ an ninh, cho phép tôn trọng và bảo vệ an ninh quốc gia ở mức cao nhất. 18 nước nêu trên đều đã tham gia WTO. Như vậy, vơi Luật An ninh mạng, Việt Nam không vi phạm các cam kết quốc tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội, với hơn 86% đại biểu Quốc hội tán thành, Luật An ninh mạng được thông qua quy định về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý trực tiếp hành động vi phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng nên có những ý kiến băn khoăn, lo lắng là điều dễ hiểu. Còn “vấn đề luật an ninh mạng có gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp và đẻ ra giấy phép con hay không?”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, vấn đề này đã được ra soát rất kỹ để bảo đảm không gây bất cứ trở ngại trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
“Bảo đảm sẽ không có một ngăn cản nào cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu thông tin ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp khởi nghiệp”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ghi nhận, giải đáp các ý kiến của cử tri về dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi), về xây dựng lực lượng Công an xã chính quy, công tác phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận; Mỹ Thuận-Cần Thơ…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc
16:06' - 05/06/2018
Chiều 5/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp ngài Vojtech Filip, Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Morava.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri huyện Phong Điền, Cần Thơ
12:08' - 04/05/2018
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ tiếp xúc cử tri xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại thành phố Cần Thơ
18:55' - 03/05/2018
Chiều 3/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV tại phường Tân Phú, quận Cái Răng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ nhận trách nhiệm chậm hoàn thành thủ tục đất đai tại Khu công nghiệp VSIP
21:18'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, việc chậm trễ trong quá trình hỗ trợ làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư VSIP là trách nhiệm của thành phố Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đã sẵn sàng triển khai chính quyền địa phương hai cấp
19:37'
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà mong muốn sẽ tận dụng và thúc đẩy quản trị số và hiện đại hóa hoạt động điều hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đấu tranh chống hàng giả đã có kết quả nhưng còn diễn biến phức tạp
18:15'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên cần có chiến lược dài hạn
17:52'
Bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu cho rằng, kinh tế Việt Nam có thể vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
17:19'
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương hút “đại bàng” công nghệ
16:47'
Từng được biết đến như thủ phủ công nghiệp của cả nước, Bình Dương nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới: chuyển mình từ sản xuất truyền thống sang công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bứt phá hạ tầng và giáo dục từ hai dự án lớn
14:57'
Ngày 17/6, UBND tỉnh Bình Dương cho biết địa phương chuẩn bị khởi công hai dự án trọng điểm gồm tuyến đường Vành đai 4 đoạn cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn và Tổ hợp giáo dục FPT tại thành phố Tân Uyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp có cơ hội khôi phục và phát triển
14:42'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 17/6, Quốc hội làm việc với nhiều nội dung trọng tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách 126 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
14:30'
Ngày 16/6/2025, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.