Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự tọa đàm về Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, chiều 9/4, tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Tọa đàm về “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc”.
Cùng tham dự tọa đàm có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) Nguyễn Hoàng Anh; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan, địa phương của Việt Nam; ông Trương Ngọc Trác, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước, Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC); và 250 đại biểu đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của các bên liên quan đã phối hợp tổ chức tọa đàm; đồng thời nhấn mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư nói chung và hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng và đang có nhiều bước tiến tích cực, mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho cả hai bên.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với quan điểm phát triển của Trung Quốc, trong đó chú trọng phát triển bền vững, lấy con người làm trung tâm, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát huy tối đa giá trị con người. Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu hai bên đi sâu trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, cùng chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu theo một số định hướng, bao gồm tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, phát triển xanh; chia sẻ những bài học thực tiễn về quản trị và cải cách doanh nghiệp, giám sát và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực quản lý cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; cùng xây dựng kết nối "Hai hành lang, Một vành đai" và "Vành đai và Con đường".
Phát biểu tại cuộc Tọa đàm, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh cho biết, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn.
Tại Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP đạt xấp xỉ 30%, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động (chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp), thể hiện vai trò chủ đạo trên một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế về hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
Ông Nguyễn Hoàng Anh đề nghị các đại biểu, lãnh đạo doanh nghiệp tập trung trao đổi, thảo luận về những bài học kinh nghiệm; đưa ra những kiến nghị, đề xuất, gợi mở về chính sách để tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, tìm ra những nhân tố phát triển mới, để đảm bảo cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc đi vào thực chất.
Ông Trương Ngọc Trác, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước, Quốc vụ viện Trung Quốc, nhấn mạnh cuộc Tọa đàm được tổ chức vào thời điểm rất có ý nghĩa, tình hình thế giới có những thay đổi, doanh nghiệp nhà nước có sứ mệnh quan trọng, không thể thay thế nhất là khi vừa qua thế giới phải ứng phó với đại dịch COVID-19.
Ông Trương Ngọc Trác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy vai trò cơ quan giám sát, quản lý vốn nhà nước hướng tới ngày càng chuyên nghiệp; cùng phương thức vận hành, kinh doanh trên thị trường, thúc đẩy sự hội nhập của doanh nghiệp nhà nước.
Toạ đàm là không gian để hai bên tiếp tục trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp ứng phó với những thách thức đang đặt ra. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng quan trọng trong quá trình hiện đại hoá đất nước. Theo đó cần xây dựng doanh nghiệp đầu tàu, cởi mở, “giàu sức sống”, là trụ đỡ kinh tế quốc dân, góp phần ổn định xã hội, có khả năng đối phó với khủng hoảng.Tại cuộc Tọa đàm, đại biểu hai nước đã trao đổi về kết quả, bài học về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại Trung Quốc; bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam và các nội dung lớn khác được quan tâm; cùng trao đổi, thảo luận để phát huy hơn nữa vai trò và giá trị của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế mỗi nước nói riêng, hợp tác kinh tế hai nước nói chung…
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
14:05' - 08/04/2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Hùng Ba: Trung Quốc rất coi trọng và chào đón chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
18:59' - 06/04/2024
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba xung quanh chuyến thăm chính thức Trung Quốc của của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đã sẵn sàng triển khai chính quyền địa phương hai cấp
19:37'
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà mong muốn sẽ tận dụng và thúc đẩy quản trị số và hiện đại hóa hoạt động điều hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đấu tranh chống hàng giả đã có kết quả nhưng còn diễn biến phức tạp
18:15'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên cần có chiến lược dài hạn
17:52'
Bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu cho rằng, kinh tế Việt Nam có thể vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
17:19'
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương hút “đại bàng” công nghệ
16:47'
Từng được biết đến như thủ phủ công nghiệp của cả nước, Bình Dương nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới: chuyển mình từ sản xuất truyền thống sang công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bứt phá hạ tầng và giáo dục từ hai dự án lớn
14:57'
Ngày 17/6, UBND tỉnh Bình Dương cho biết địa phương chuẩn bị khởi công hai dự án trọng điểm gồm tuyến đường Vành đai 4 đoạn cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn và Tổ hợp giáo dục FPT tại thành phố Tân Uyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp có cơ hội khôi phục và phát triển
14:42'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 17/6, Quốc hội làm việc với nhiều nội dung trọng tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách 126 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
14:30'
Ngày 16/6/2025, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách 168 đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
11:50'
Ngày 16/6/2025, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký Nghị quyết số 1685/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.