Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động: Cải cách tiền lương sẽ nâng cao năng suất lao động
Ban Chỉ đạo Trung ương về “Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi với người có công” đã triển khai khảo sát chính sách tiền lương ở nhiều bộ, ngành, đơn vị.
Đây là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người lao động và tác động đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ cả về nội dung cải cách và lộ trình thực hiện.
Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã phỏng vấn ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chính sách tiền lương và ý nghĩa đối với công chức, viên chức, công nhân lao động trong giai đoạn hiện nay.
* Phóng viên: Thưa ông, việc Trung ương triển khai khảo sát chính sách tiền lương có ý nghĩa như thế nào đối với công chức, viên chức, công nhân lao động trong giai đoạn hiện nay?
* Ông Bùi Văn Cường: Qua 13 năm thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa VIII) “Một số vấn đề về tổ chức, bộ máy và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước” và các Kết luận của Hội nghị Trung ương 8 (khóa IX), Hội nghị Trung ương 6 (khóa X), đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Thực tế, chính sách tiền lương chưa tạo được động lực động viên cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động (gọi chung là người lao động) gắn bó, tận tâm với công việc.Mức lương tối thiểu hiện nay (lương tối thiểu vùng áp dụng đối với khu vực có quan hệ lao động; lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp) vẫn chưa bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Quan hệ tiền lương hiện hành trong khu vực hành chính, sự nghiệp còn mang tính bình quân và thấp hơn nhiều so với quan hệ tiền lương trên thị trường. Hệ thống thang, bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn phức tạp và lạc hậu.
Việc nâng bậc, nâng ngạch chưa thực hiện được theo yêu cầu vị trí việc làm, chưa khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Việc mở rộng đối tượng và số lượng các loại phụ cấp đã tạo ra bất hợp lý trong tương quan chung. Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập hiện còn nhiều bất cập.
Tiền lương của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số doanh nghiệp nhà nước chưa gắn với với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đang là sự bất hợp lý với người lao động trong doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức khu vực hành chính, sự nghiệp.
Do đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về “Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi với người có công” triển khai khảo sát chính sách tiền lương để xây dựng đề án trình cấp có thẩm quyền quyết định có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thiện chính sách tiền lương trên cơ sở khắc phục những tồn tại hiện nay, đáp ứng yêu cầu bảo đảm cải thiện đời sống của người lao động; đồng thời tạo động lực, khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.* Phóng viên: Theo ông, mức lương cơ sở hiện tại có những bất cập gì?
* Ông Bùi Văn Cường: Về mức lương cơ sở, đây là khái niệm lần đầu xác lập tại Nghị định số 66/2013/ ngày 27/6/2013 của Chính phủ “Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”, thay thế mức lương tối thiểu chung Chính phủ quy định trước đó.
Về bản chất, mức tiền lương cơ sở chưa có tài liệu nào làm rõ, nhưng thực tế đang là cơ sở tính mức tiền lương của từng bậc lương cụ thể trong thang, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về “Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”.Mức lương cơ sở hiện hành quá thấp so với mức tiền lương tối thiểu vùng áp dụng cho khu vực có quan hệ lao động theo Bộ luật Lao động, chưa phản ánh được quan hệ tiền lương trên thị trường.
Căn cứ vào mức lương cơ sở để tính lương, trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức là chưa bảo đảm mức sống tối thiểu cho họ và gia đình họ, nhất là đối với những người trẻ mới được tuyển dụng vào cơ quan, đơn vị.
Do đó, mức tiền lương cơ sở, cùng với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay chưa có sức thu hút người có tài năng vào làm việc cho cơ quan, đơn vị của nhà nước, chưa tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức thực sự hăng hái phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó, mức tiền lương cơ sở đang là bất hợp lý không nhỏ trong chính sách tiền lương hiện hành.
* Phóng viên: Chính phủ cần có giải pháp gì để việc cải cách tiền lương đạt hiểu quả, thưa ông?
* Ông Bùi Văn Cường: Chính sách tiền lương là chính sách rất quan trọng và nhạy cảm, là cơ sở để bảo đảm cuộc sống hàng ngày và các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức người lao động, gia đình họ, gắn liền và tạo động lực góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Việc cải cách chính sách tiền lương phải có sự quyết tâm chính trị cao mới thực hiện được. Do đó, thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Đảng, Chính phủ quan tâm 5 vấn đề sau:
Thứ nhất, Chính phủ tham mưu cho Đảng ban hành nghị quyết chuyên đề về cải cách chính sách tiền lương, với những quan điểm, mục tiêu, giải pháp khoa học, toàn diện và khả thi để chính sách tiền lương phải bảo đảm giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển của kinh tế – xã hội; bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và có tích lũy; trả lương theo vị trí việc làm gắn với số lượng, chất lượng, năng suất thực hiện công vụ, công việc được giao; coi việc trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đủ, đúng cả về số lượng, chất lượng thực hiện nhiệm vụ là thực hiện đầu tư cho phát triển, mức tiền lương được hưởng phải tương xứng với giá trị sức lao động được thị trường thanh toán. Thứ hai cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, hạn chế bao cấp trong hoạt động của các đơn vị này nhằm giảm mạnh số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước mới có điều kiện cải cách tiền lương khu vực hành chính nhà nước. Thứ ba, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản bộ máy và nhân sự song song áp dụng triệt để Chính phủ điện tử để giảm biên chế trong bộ máy hành chính nhà nước các cấp nhằm giảm nhân sự hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thứ tư, có cơ chế chuyển giao một số dịch vụ công của cơ quan nhà nước đang thực hiện cho khu vực tư nhân có năng lực thực hiện để tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân đối với khu vực công, góp phần giảm chi phí khu vực công để tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Thứ năm, tăng cường giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với thực hiện các biện pháp, các chính sách nói trên làm tiền đề thực hiện Đề án cải cách tiền lương khi cấp có thẩm quyền quyết định./. * Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tạo thêm nguồn cho cải cách tiền lương
19:31' - 27/11/2017
Chính phủ tiếp tục thực hiện “tăng thu, tiết kiệm chi”, trong đó phân tích, định rõ cơ cấu chi thường xuyên của bộ máy nhà nước để tạo thêm nguồn cho cải cách tiền lương trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường tự chủ về tiền lương cho khối doanh nghiệp nhà nước
20:06' - 25/11/2017
Việc khảo sát tiền lương tại khối doanh nghiệp nhà nước hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối là nội dung quan trọng trong Đề án cải cách tiền lương sẽ trình Trung ương thảo luận.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khảo sát chính sách tiền lương
21:12' - 10/11/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã khảo sát việc thực hiện chính sách tiền lương tại Văn phòng Trung ương Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cải cách chính sách tiền lương phải gắn với quản lý biên chế
15:40' - 09/11/2017
Phó Thủ tướng cho rằng cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội phải đi đôi với tinh giản biên chế trong khối hành chính và sự nghiệp công lập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 9,8%
11:14'
Bộ Tài chính bảo đảm không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp...
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng cá hàng trăm tỷ chưa sử dụng đã “tắc luồng”
11:08'
Dự án cảng cá Cửa Nhượng tại xã Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn kinh phí bồi thường sự cố môi trường biển đến nay đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
09:37'
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil
07:42'
Sáng 6/7 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.