Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói gì về việc ùn ứ rác thải?
Ngày 17/7, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau Kỳ họp thứ XV của HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã làm rõ nhiều vấn đề mà cử tri đặc biệt quan tâm như: phục hồi sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 được kiểm soát, quy hoạch hai bên bờ sông Hồng..., đặc biệt là việc xử lý rác thải tồn đọng trong những ngày qua.
Phát biểu ý kiến, hầu hết các cử tri quận Hoàn Kiếm đồng tình và đánh giá cao kết quả Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội vừa qua, đồng thời tiếp tục kiến nghị những vấn đề về đời sống dân sinh được đông đảo người dân quan tâm.Đề cập công tác phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô khi dịch COVID-19 được kiểm soát, cử tri Đỗ Duy Tân (phường Phan Chu Trinh) cho rằng ngành du lịch là nền tảng, động lực phát triển của Thủ đô, do đó cần thu hút du lịch nội địa, tạo cơ chế thuận lợi, mở rộng liên kết, tăng cường kích thích phát triển thị trường du lịch Thủ đô.
Nêu vấn đề quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đã được đưa ra thảo luận trong nhiều năm nhưng đến nay chưa thực hiện được, cử tri Nguyễn Bính (phường Phúc Tân) mong muốn, trong thời gian tới vấn đề này sẽ được thành phố triển khai quyết liệt, đáp ứng kỳ vọng của cử tri, qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội Thủ đô. Về việc lát đá ven hồ Gươm, cử tri Bính đề nghị thành phố tăng cường giám sát cộng đồng để thi công đúng chất lượng, bảo đảm tiến độ.Phản ánh về việc trong những ngày qua rác thải ùn tắc, tràn ngập tại một số khu vực nội thành, cử tri Đào Tuyết Thanh (phường Hàng Trống) nêu câu hỏi về việc thành phố có giải pháp gì trước mắt để giải phóng lượng rác thải đã ùn ứ nhiều ngày qua; đồng thời về lâu dài có những giải pháp quy hoạch như thế nào để đáp ứng được nhu cầu xử lý rác thải cho 8 triệu người dân thành phố và người lao động ngoại tỉnh.
Làm rõ những vấn đề cử tri quan tâm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Hà Nội và cả nước đã rất thành công trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Kết quả đó khẳng định sự ưu việt của chế độ, sự đúng đắn trong công tác chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, vừa phòng, chống dịch bệnh vừa thực hiện nhiệm vụ kép, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.Thành phố tiếp tục rà soát các trường hợp khó khăn vì dịch bệnh để hỗ trợ kịp thời. Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, khi dịch bệnh được kiểm soát, thành phố đã và đang tập trung vào các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, đồng thời thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2020, thành phố đã đạt được thành tựu nhất định và đang tiếp tục phấn đấu tăng trưởng cao hơn cả nước.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng nêu rõ: Khách du lịch trong nước đến Hà Nội trong dịp này thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở lưu trú chỉ đạt được tỷ lệ lấp đầy vào khoảng 60%, trong đó các khách sạn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bị ảnh hưởng lớn nhất. Chính quyền thành phố rất trăn trở về cách thức khuyến khích, kích cầu người dân trong nước đi du lịch nhiều hơn, đến Thủ đô nhiều hơn. Về việc cải tạo, kè Hồ Hoàn Kiếm đang được triển khai, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự án được tính toán kỹ về mỹ thuật, áp dụng kỹ thuật tiên tiến mới nhất, đá lát đảm bảo chất lượng.Chính quyền thành phố mong muốn người dân tham gia giám sát dự án quan trọng này. Người dân có thể góp ý trực tiếp với công nhân, trực tiếp giám sát và quận Hoàn Kiếm có thể xem xét bố trí cán bộ ứng trực ở ngay Hồ Gươm để tiếp nhận ý kiến người dân.
Liên quan đến vấn đề “nóng” hiện nay là tình trạng tồn đọng rác thải tại một số quận ở khu vực nội thành, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, từ tối 14/7 một số người dân chặn đường, không cho xe chở rác vào Khu xử lý rác Nam Sơn, khiến rác thải ùn ứ.Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan thu gom, chuyển rác tạm thời tới bãi rác Cầu Diễn và Xuân Sơn.
Trong ngày 17/7 rác thải trong khu vực nội thành sẽ được dọn sạch một cách cơ bản. Về giải pháp lâu dài, thành phố đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các nhà máy xử lý rác.
Cụ thể, năm 2017, Nhà máy xử lý rác thải độc hại ở khu vực Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) được hoàn thành, sử dụng công nghệ đốt và phát điện với công suất 75 tấn/ngày. Hiện ở khu Nam Sơn có 3 nhà đầu tư đăng ký xây dựng nhà máy đốt rác phát điện nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tiến độ bị chậm lại.Trong năm 2020 một dự án sẽ được hoàn thành với công suất 4.000 tấn rác/ngày đêm được xử lý theo công nghệ của Bỉ. Đến quý I năm 2022, thành phố dự kiến khánh thành thêm một nhà máy đốt rác phát điện với công suất 1.500 tấn/ngày đêm. Lúc đó thì cơ bản rác thải của thành phố sẽ được đốt để phát điện.
Về việc người dân chặn không cho xe rác vào Khu xử lý rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết thêm: UBND thành phố đã chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn gặp gỡ, đối thoại với người dân. Ngay trong sáng 17/7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã trực tiếp đến địa bàn lắng nghe, giải thích với người dân trên tinh thần kiên trì đối thoại, giải thích để bà con hiểu và thông cảm với chính quyền và ngành chức năng.Thành phố đã chuẩn bị xong nhà tái định cư để di dân khỏi vùng bị ảnh hưởng từ khu xử lý rác Nam Sơn. Vướng mắc căn bản nhất hiện nay là việc xác định nguồn gốc đất để đền bù. Trong thời gian qua có những giai đoạn việc chuẩn bị đền bù chưa được thực hiện đúng dẫn đến người dân hiểu lầm, bức xúc.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thành phố luôn đồng cảm với bà con sống xung quanh bãi rác. Do vậy, những chính sách tốt nhất cho người dân đã được thành phố áp dụng. Tuy nhiên, có những vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật thì cần có thời gian để xử lý.Ngoài ra, việc xử lý khoảng 150.000 m3 nước rỉ rác do áp dụng công nghệ chôn lấp rác thải tử nhiều năm trước, cộng thêm thời tiết nắng nóng gây bốc mùi nên đời sống người dân bị ảnh hưởng. Thành phố đang đề xuất với Chính phủ cho cơ chế phù hợp để khắc phục ngay hạn chế này - theo quy định hiện nay, khâu xử lý nước rỉ rác phải đưa ra đấu thầu.
Đối với vấn đề quy hoạch hai bên sông Hồng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin, hiện có khoảng 900.000 người dân đang cư trú ở ở khu vực bờ sông Hồng với tổng chiều dài trên 4km. Do vướng quy hoạch đê điều, phân lũ nên thành phố không thể đầu tư hạ tầng về điện đường trường trạm ở khu vực này, người dân cũng không được xây dựng, sửa chữa.Để đảm bảo đời sống người dân, thành phố quyết định, hộ dân nào có “sổ đỏ” hợp pháp sẽ được ưu tiên đáp ứng các nhu cầu chính đáng. Nguồn lực tài chính của thành phố trong 5 năm tới còn khó khăn không thể đầu tư cho việc di dời 900.000 dân ở khu vực này. Do đó, thành phố đã tính toán về việc xây dựng quy hoạch làm đê kết hợp với đường, đảm bảo yêu cầu chống lũ cấp 3.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Đê kết hợp với đường sẽ kết nối giao thông, giảm ùn tắc, kết nối với các bãi nổi có khả năng xây dựng thành khu du lịch sinh thái, như vậy vừa đảm bảo đời sống cho số dân cư hiện hữu vừa tạo ra cảnh quan, sinh thái, du lịch đường thủy.Hà Nội sẽ sớm công bố dự án này để lấy ý kiến của nhân dân. Hiện thành phố đang tính toán phương án đền bù phù hợp để người dân có thể mua nhà tái định cư trên tinh thần "tái định cư phải tốt hơn hoặc ít nhất là bằng chỗ ở cũ"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Phân luồng tập kết rác tạm thời sau khi bãi rác Nam Sơn bị chặn
21:59' - 15/07/2020
Nhằm hạn chế rác thải bị ứ đọng, Sở Xây dựng Hà Nội đã nhanh chóng ban hành lệnh phân luồng rác tạm thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Người dân lại căng lều, chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: Nguyên nhân do đâu?
11:21' - 14/07/2020
Tối 13/7, có khoảng 15 đến 20 người dân xã Nam Sơn, Hồng Kỳ (Sóc Sơn) tổ chức căng lều bạt, tụ tập đông người, chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.