Chủ trương giảm giá lợn: Người tiêu dùng vẫn chưa được lợi
Kể từ ngày 1/4, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên cả nước hạ giá thịt lợn hơi xuống còn 70.000 đồng/kg, nhưng đến ngày 8/4, giá bán thịt lợn thương phẩm tại các chợ và siêu thị ở nhiều địa phương vẫn neo ở mức cao, chưa có dấu hiệu giảm khiến người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng lợi.
Theo thống kê của Công ty Quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng (Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng), từ ngày 1/4 đến nay, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh không biến động nhiều. Cụ thể như tại 4 chợ lớn trên địa bàn thành phố là chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Hòa Cường, ghi nhận giá bán ở mức 120.000 – 170.000 đồng/kg tùy loại; trong đó, giá thịt mông loại I từ 140.000 – 150.000 đồng/kg, giá thịt ba chỉ và sườn non từ 160.000 – 180.000 đồng/kg. Giám đốc Công ty Quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng Đàm Văn Tẩu cho biết, nguyên nhân được các tiểu thương giải thích là do giá bán ra tại lò mổ Đà Sơn cũng như các khu chế biến chưa giảm. Ông Phạm Tuấn Anh – Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến gia súc gia cầm Đà Nẵng, đơn vị cung cấp thịt lợn chính cho các chợ ở Đà Nẵng cho hay, giá lợn xuất từ lò mổ của công ty hiện khoảng 100.000 đồng/kg, đã giảm 10.000 đồng/kg so với trước, nhưng không thể giảm mạnh vì còn phụ thuộc giá lợn hơi mua từ cơ sở chăn nuôi.Mỗi ngày, công ty đang chế biến và cung cấp cho thị trường Đà Nẵng khoảng 600 con lợn; trong đó 50% nhập từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và 50% từ Công ty cổ phần Chăn nuôi CP.
Hiện giá lợn hơi nhập từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn giữ mức cao, gần 80.000 đồng/kg. Còn Công ty cổ phần Chăn nuôi CP đã hạ dần giá bán lợn hơi từ gần 80.000 đồng/kg xuống còn 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4, nhưng số lượng cũng giảm từ 400 con/ngày xuống còn 300 con/ngày vì lý do chưa tái đàn kịp. Bởi vậy, giá thịt lợn qua chế biến chưa thể giảm sâu. Việc giá thịt lợn thương phẩm đến tay người tiêu dùng chưa giảm vẫn là câu hỏi đang chờ các cơ quan quản lý liên quan tại thành phố Đà Nẵng giải thích. Theo Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng Nguyễn Hà Bắc, giá thịt lợn tại thị trường Đà Nẵng chưa có biến động lớn. Tại Đà Nẵng, số lượng đàn lợn ít, nên phụ thuộc rất nhiều vào lượng lợn nhập từ các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên cả nước.Sở Công Thương đã chỉ đạo các siêu thị, chợ trên địa bàn thành phố đảm bảo nguồn hàng hóa dồi dào cung cấp ra thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn...
Ông Nguyễn Hà Bắc nói: “Hiện nay nguồn hàng thịt lợn cung cấp cho Đà Nẵng vẫn dồi dào, đầy đủ. Còn liên quan đến giá cả thị trường, kiểm soát giá đầu vào, đầu ra, qua lò mổ, đại lý... có chênh lệch, sai phạm không thì do Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường kiểm tra và xử lý.” Còn ông Nguyễn Văn Phụng, Giám đốc Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng lại cho rằng việc quản lý giá thịt lợn là của Sở Công Thương. Khi được hỏi thêm về trách nhiệm quản lý giá cả thị trường, ông Phụng nói: “UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Công Thương, hiện giờ chúng tôi đang tiến hành khảo sát thị trường.” Ông Trần Phước Trí, quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng cũng cho rằng việc quản lý giá thị lợn là của Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường vẫn đang triển khai kiểm tra, giám sát các hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng, để tránh xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng. Trong khi đó, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, qua khảo sát một số chợ dân sinh trên địa bàn giá thịt lợn bán lẻ tới tay người tiêu dùng vẫn đang ở mức khá cao, dao động quanh mức từ 130.000-200.000 đồng/kg. Theo các tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại Trung tâm thương mại Bà Rịa, hiện, giá thịt móc hàm vẫn ở mức giá cũ là 100.000-120.000 đồng/kg, do vậy, giá bán lẻ vẫn ở mức cao, dao động từ 130.000-200.000 đồng/kg. Chị Lê Thị Ngọc Hậu, tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại Trung tâm thương mại Bà Rịa cho biết, sau đợt dịch tả lợn châu Phi "càn quét" trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thì hiện nay số lợn nuôi trong các chuồng của người dân không còn nhiều nữa nên thương lái không thể mua được lợn, buộc phải mua lợn tại các trang trại, mà lợn tại các trang trại thì giá lên xuống chỉ từ 500-1.000 đồng/kg, trong khi nếu giá lợn hơi là 70.000 đồng/kg thì khi móc hàm giá lợn ra chợ phải từ 100.000 đồng/kg trở lên.Với giá móc hàm lợn còn cao như vậy thì khi bán ra giá thịt lợn phải trên 100.000 đồng/kg, tiểu thương mới đủ vốn.
Do không bị ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi nên hiện nay gia đình ông Đặng Văn Đệ, ở phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ vẫn duy trì việc nuôi lợn. Do vừa xuất bán lứa lợn 15 con nên trong chuồng nhà ông chỉ còn vài con lợn thịt và 1 con lợn nái. Đợt xuất chuồng lứa lợn gần nhất, ông Đệ bán được với giá 95.000 đồng/kg, với giá bán này ông thu lãi gần 3 triệu đồng/con.Mặc dù giá lợn càng cao thì lợi nhuận thu về càng lớn, thế nhưng khi Chính phủ chủ trương giảm giá lợn để bình ổn thị trường thì ông Đệ cũng như nhiều hộ chăn nuôi lợn khác trên địa bàn thị xã Phú Mỹ đều rất đồng tình ủng hộ. Ông cho biết, với giá bán từ 70.000-75.000 đồng/kg hơi là người nuôi cũng đã có lời,
Nói về nguyên nhân khiến dù giá lợn hơi ở vùng chăn nuôi giảm thấp nhưng giá bán thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao, hoặc giá giảm không đáng kể, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng là do có quá nhiều khâu trung gian từ khâu vận chuyển, mua bán, giết mổ và phân phối.Muốn thực hiện đồng bộ các giải pháp để kéo giá lợn giảm xuống thì các cơ quan nhà nước phải quản lý theo chuỗi thực phẩm từ khâu chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ tới khâu tiêu thụ, để giảm bớt các khâu trung gian, có như vậy giá thịt lợn mới có thể giảm như mong muốn.
Theo lộ trình của Chính phủ, đến cuối quý II và quý III/2020 sẽ đưa giá lợn hơi xuống mức 65.000 và 60.000 đồng/kg nhằm mục tiêu kích cầu, nhưng nếu không có giải pháp đồng bộ thì dù giá lợn hơi có giảm nữa thì người tiêu dùng cũng khó được hưởng lợi từ chủ trương này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện sinh hoạt trong 3 tháng
14:36' - 01/04/2020
Bộ Công Thương đưa ra phương án giảm 10% đối với giá điện sinh hoạt bậc thang từ ngày 1/4 (dưới 50 kWh đến 200-300 kWh).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp dệt may ứng phó ra sao khi Mỹ, EU ngừng nhập hàng?
17:23' - 20/03/2020
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với việc các đối tác ngừng nhập hàng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58' - 26/11/2024
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07' - 26/11/2024
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21' - 26/11/2024
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12' - 26/11/2024
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54' - 26/11/2024
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.