Chuẩn bị kỹ nhân lực cho quá trình chuyển dịch năng lượng
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, chuyển đổi năng lượng công bằng có ý nghĩa quan trọng tới phát triển kỹ năng người lao động, thị trường lao động và việc làm trong tiến trình chuyển đổi năng lượng công bằng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xanh và bền vững.
Do vậy, việc bồi dưỡng và nâng tầm kỹ năng cho người lao động là giải pháp cần thiết để hỗ trợ người lao động duy trì việc làm, chuyển đổi việc làm từ đó duy trì sinh kế và ổn định cuộc sống trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Chia sẻ tại hội thảo, TS. Guido Hildner, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam nhấn mạnh: "Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu với mức trung hòa carbon vào năm 2050. Ở Đức, số lượng nhân viên làm việc trong các ngành nghề có kỹ năng xanh đã tăng 56,7% lên 5 triệu từ năm 2012 đến năm 2020. Điều này cho thấy quá trình chuyển đổi năng lượng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi khắt khe nhưng cũng có cơ hội to lớn mang lại lợi ích cho người dân và nền kinh tế.
Trong lĩnh vực tạo việc làm xanh, qua mối quan hệ hợp tác lâu dài, phía Đức đã nâng cao quá trình chuyển dịch việc làm cùng các đối tác Việt Nam như kỹ thuật điện, điện tử…, đào tạo kỹ năng cho học viên trong lắp đặt điện mặt trời mái nhà, hàng năm có hàng chục nghìn sinh viên được hưởng lợi tại 11 trường nghề; trong đó 79% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Các chương trình đào tạo dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp các yêu cầu của Việt Nam. Đặc biệt là các chương trình hỗ trợ cho các nhóm thiệt thòi để họ tìm việc làm, bền vững.
"Rõ ràng, quản lý chuyển dịch năng lượng công bằng là vấn đề phức tạp nhưng với nhu cầu lao động cao, Việt Nam sẽ cần các quyết định mang tính lâu dài từ phía nhà nước, sự thúc đẩy sáng tạo đổi mới trong khu vực công và tư nhân, huy động nguồn đầu tư công - tư, đặc biệt trong hiện đại hóa lưới điện cũng như tăng hơn nữa sản xuất điện năng lượng tái tạo", Đại sứ Guido Hildner nói.
Theo ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, với cam kết mạnh mẽ về việc đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đã và đang tập trung xây dựng, ban hành khung khổ chiến lược và chính sách mới liên quan để hiện thực hóa mục tiêu này.
Để đảm bảo chuyển dịch năng lượng hiệu quả, vấn đề chuyển dịch việc làm xanh, tìm kiếm các cơ hội việc làm công bằng trong thị trường lao động liên quan đến năng lượng tái tạo, năng lượng mới cũng là một nội dung quan trọng. Điều này đòi hỏi sự chủ động có chiến lược, kế hoạch đầy đủ cho việc đào tạo, chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực năng lượng xanh; đảm bảo vừa khai thác, phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực hiện có, vừa ứng dụng, phát huy các thành tựu tiên tiến của khoa học, công nghệ, các kỹ năng lao động mới liên quan đến chuyển dịch năng lượng.
Việt Nam hiện là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch với dân số khoảng 100 triệu người; trong đó có 51% là dân số trong độ tuổi lao động. Do đặc điểm về vị trí địa lý, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, đứng thứ 5 về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2045, cả nước có trên 75% là năng lượng tái tạo. Các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra rằng, đối với năng lượng gió và mặt trời, khoảng 25% số việc làm tạo ra là dành cho lao động tay nghề cao. Xu hướng lao động có tay nghề cao trong ngành dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong thập kỷ tới. Do đó, năng lực đào tạo tại các cơ sở đào tạo cần phải thích ứng với xu hướng phát triển này để có thể tạo ra việc làm và đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ xây dựng kế hoạch triển khai và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy việc làm và phát triển kỹ năng gắn với dịch chuyển năng lượng ở Việt Nam như: Tạo thêm cơ hội việc làm thông qua hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển các ngành, phát triển các chuỗi giá trị liên quan đến dịch chuyển năng lượng; xây dựng các tiêu chuẩn nghề liên quan đến các ngành, nghề năng lượng tái tạo và thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho việc chuyển đổi năng lượng…/.
Đức Dũng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển dịch năng lượng: Giải pháp gỡ khó cho điện sạch
17:46' - 03/08/2023
Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng và là nhu cầu tất yếu cho phát triển bền vững, nhưng cần có các chính sách và thủ tục pháp lý rõ ràng để tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Hydrogen xanh là “chìa khóa” trong quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
21:24' - 04/07/2023
Hội thảo "Tiềm năng phát triển hydrogen xanh trong lĩnh vực điện" nhằm đánh giá vai trò của hydrogen xanh trong chính sách năng lượng của Việt Nam đã diễn ra chiều tối 4/7 tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết phân bổ ngân sách trung ương năm 2024
21:37' - 30/11/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 105/2023/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024
21:22' - 30/11/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số: 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh giải ngân vốn đầu tư công gần 45%
21:15' - 30/11/2023
Ước tính đến hết tháng 11, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Tp Hồ Chí Minh đạt trên 30.807 tỷ đồng, bằng 44,9% so với kế hoạch vốn UBND Thành phố giao và 43,7% so với kế hoạch vốn Chính phủ giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt đô thị số 1 Tp Hồ Chí Minh chạy thương mại từ tháng 7/2024
20:40' - 30/11/2023
Dự án đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành gần 97% khối lượng thi công, sẽ vận hành thương mại vào đầu tháng 7/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều giải pháp hỗ trợ hợp tác xã phát triển bền vững
20:29' - 30/11/2023
Chiều 30/11, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể đến làm việc với tỉnh Hậu Giang về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Để vùng Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững
20:28' - 30/11/2023
Chiều 30/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ hai.
-
Kinh tế Việt Nam
GRDP của Hậu Giang dẫn đầu khu vực ĐBS Cửu Long và xếp thứ 2 cả nước
20:02' - 30/11/2023
Tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 của tỉnh Hậu Giang tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt 12,27%, dẫn đầu khu vực ĐBS Cửu Long và xếp thứ 2 cả nước, sau tỉnh Bắc Giang với mức tăng trưởng 13,45%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm bơm vốn cho nền kinh tế, vừa giữ an toàn hệ thống tín dụng
19:11' - 30/11/2023
Hiện tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 8,4%, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra khoảng 14%.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 5.800 tỷ đồng xây dựng sân bay Quảng Trị
18:41' - 30/11/2023
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng giao thông T&T và Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 đã trúng thầu xây dựng Dự án sân bay Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng.