Chức năng, nhiệm vụ Cục Đường bộ và Cục Đường cao tốc có gì khác biệt?
Theo dự thảo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ; thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật. Cục có con dấu hình quốc huy, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục Đường bộ Việt Nam sẽ cơ bản kế thừa nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam với một số nhiệm vụ chủ yếu như: Chủ trì tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch, chiến lược, kế hoạch, đề án phát, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc);
Quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đảm bảo an toàn giao thông đường bộ (trừ những nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam).
Đối với hệ thống đường bộ cao tốc, ngoài những nhiệm vụ do Cục Đường cao tốc thực hiện, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tổ chức quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ cao tốc đầu tư công từ ngân sách nhà nước, các tuyến đường cao tốc đầu tư theo các phương thức PPP (hợp tác công tư) khi được chuyển giao thành tài sản sở hữu toàn dân; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn khai thác đối với các tuyến đường bộ cao tốc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang quản lý;
Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quản lý vận tải đường bộ; bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ, cải cách hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.
Đồng thời thực hiện thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.Về cơ cấu tổ chức, các cơ quan tham mưu của Cục Đường bộ Việt Nam được sắp xếp lại còn 7 phòng so với 9 Vụ như trước đây: Hợp nhất Vụ An toàn giao thông và Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ thành Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; hợp nhất Vụ Quản lý phương tiện, người lái và Vụ Vận tải thành Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
Đối với các đơn vị trực thuộc, Cục Quản lý xây dựng đường bộ sẽ được tổ chức lại thành Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
Các Cục Quản lý đường bộ khu vực I, II, III, IV hiện nay được đổi thành các Khu quản lý đường bộ. Đây là cơ quan hành chính tương đương chi cục, kế thừa chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi quản lý trước đây của Cục Quản lý đường bộ khu vực.
Các Ban Quản lý dự án 3, 4, 5, 8, Cụm phà Vàm Cống, các Trung tâm Kỹ thuật đường bộ khu vực tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sắp xếp đối với các đơn vị này.
Đối với chức năng, nhiệm vụ Cục Đường cao tốc Việt Nam, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quản lý nhà nước, đầu tư phát triển, xây dựng và khai thác hệ thống đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đường cao tốc Việt Nam được Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng theo hướng tách biệt, tập trung nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc.
Cục này cũng có nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và khai thác đường bộ cao tốc; chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng năm, chương trình, dự án, đề án phát triển đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật đường bộ cao tốc; phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách giao thông vận tải đường bộ.
Thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư đối với các dự án xây dựng đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải quyết định đầu tư hoặc thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án đường bộ cao tốc theo ủy quyền của Bộ Giao thông Vận tải; thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải và quy định của pháp luật;
Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp, ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan ký kết hợp đồng đối với các dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) hoặc xã hội hóa theo phân cấp, ủy quyền các dự án đầu tư đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có thẩm quyền.
Cùng với đó, Cục này cũng có nhiệm vụ thực hiện khai thác một số tuyến đường bộ cao tốc theo phân cấp, uỷ quyền của Bộ Giao thông Vận tải. Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc phân cấp cho địa phương.
Bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế và nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ, cải cách hành chính về đường bộ cao tốc. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức, Cục Đường cao tốc Việt Nam có 5 phòng tham mưu gồm: Văn phòng; Kế hoạch - Tài chính; Quản lý đầu tư xây dựng và khai thác; Pháp chế - Đấu thầu; Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục: Trung tâm Quản lý, điều hành giao thông quốc gia, triển khai theo lộ trình.
Trước đó, Chính phủ đã Nghị định số 56/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải.Đáng chú ý, theo nghị định mới, các Cục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, gồm: Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đường cao tốc Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông được đổi tên thành Cục Quản lý đầu tư xây dựng.
Như vậy, theo phương án cơ cấu mới, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được tách thành hai đơn vị: Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấn chỉnh bảo trì 3 dự án BOT trên Quốc lộ 1
09:43' - 14/09/2022
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu khắc phục các tồn tại trong bảo trì đường bộ 3 dự án BOT ở Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự cố sụt trượt thi công Quốc lộ 2 qua Hà Giang, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nói gì?
15:29' - 13/09/2022
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, do địa hình thi công đoạn tuyến này chủ yếu là đồi núi nên quá trình đánh giá địa chất tại dự án đã không lường hết được tính phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam
16:09' - 08/09/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP liên quan đến chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.