Chứng khoán 23/3: Nhiều cổ phiếu giảm sàn
Toàn sàn có tới 363 mã giảm giá; trong đó, có tới 193 mã giảm sàn. Chỉ còn 40 mã tăng giá và 21 mã đứng ở giá tham chiếu.
HNX – Index cũng giảm 5,33 điểm (tương ứng 5,24%) xuống 96,46 điểm. Toàn sàn có tới 149 mã giảm giá; trong đó, có 74 mã giảm sàn. Chỉ còn 34 mã tăng giá và 18 mã đứng ở mức giá tham chiếu.
Thanh khoản trên 2 sàn tăng hơn so với phiên trước đó, đạt gần 5.583 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu VN30 có 27 mã giảm giá; trong đó, có tới 24 mã giảm sàn, 2 mã tăng giá và 1 mã ở giá tham chiếu.
Theo đó, một loạt mã lớn như: VIC, VHM, VRE, VNM, SAB, BVH, PNJ, MWG, FPT… đều giảm xuống giá sàn. NVL và EIB là 2 mã cổ phiếu hiếm hoi có thể đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá, trong khi MSN cũng được kéo về mức giá tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đồng loạt giảm sàn. GAS, PLX, POW, PVB, PVD, PVC, PVS… đều ở mức giá sàn.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng không khả quan hơn. Một loạt mã giảm sàn như: STB, VPB, MBB, BID, VCB, HDB, CTG, ACB…
Cổ phiếu chứng khoán cũng giảm sàn với SHS, SSI, HCM, SBS, VND, FTS, VCI…
Việc khối ngoại liên tục bán ròng rất mạnh đã tạo áp lực giảm điểm lớn lên thị trường chung. Theo đó, trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 383 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là MSN (hơn 99,6 tỷ đồng), HPG (hơn 86,5 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, khối ngoại cũng bán ròng 14,35 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là PVS (gần 11 tỷ đồng), SHB (hơn 1,5 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCoM, khối ngoại cũng bán ròng 22,97 tỷ đồng. Mã bị bán ròng mạnh nhất là LPB (hơn 11,5 tỷ đồng), BSR (hơn 7 tỷ đồng), QNS (hơn 4,32 tỷ đồng).
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á chốt phiên 23/3 giảm sâu, do những lo ngại gia tăng về tác động từ dịch COVID-19, dù có những nỗ lực lớn trên khắp thế giới nhằm kích thích kinh tế.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 85,45 điểm xuống 2.660,17 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1.108,4 điểm, xuống 21.696,13 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 83,69 điểm xuống 1.482,46 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng lên 16.887,78 điểm./.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán phiên 16/5: Sáng tăng mạnh, chiều giảm sâu
15:47'
Có thể thấy rằng các phiên buổi sáng tâm lý thị trường rất bình ổn, thậm chí tăng mạnh, không có bán tháo, nhưng đến thời điểm buổi chiều thì áp lực bán tháo tăng lên rất mạnh.
-
Chứng khoán
Các kênh đầu tư thay thế khi cổ phiếu và trái phiếu cùng giảm giá
15:03'
Thị trường chứng khoán Phố Wall năm nay đã có khởi đầu tồi tệ nhất kể từ năm 1939, trong khi thị trường trái phiếu chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1842.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi phiên sáng 16/5
10:01'
Trong phiên sáng 16/5, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,17%, hay 232,76 điểm, lên 20.131,53 điểm, còn chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,21%, hay 320,61 điểm, lên 26.748,26 điểm.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu khuyến nghị phiên giao dịch ngày 16/5
08:39'
Cổ phiếu nên quan tâm trong phiên 16/5 được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VIB, ACB, VRE.
-
Chứng khoán
Bóng đèn phích nước Rạng Đông tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 25%
08:31'
CTCP bóng đèn phích nước Rạng Đông (mã chứng khoán RAL) công bố 1/6 là ngày đăng ký cuối cùng lập doanh sách cổ đông tham dự họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 và tạm ứng cổ tức tiền mặt đợt 2 năm 2021.
-
Chứng khoán
Viglacera chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%
08:30'
Tổng công ty Viglacera (Mã chứng khoán VGC) vừa công bố thông tin về việc chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 15%.
-
Chứng khoán
REE trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu
09:45' - 15/05/2022
Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) sẽ trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100: 15.
-
Chứng khoán
Cập nhật mới nhất tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại 3 ngân hàng “big four”
09:43' - 15/05/2022
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có hiệu lực đến ngày 16/5, khối ngoại đang sở hữu tỷ lệ như thế nào tại CTG, VCB và BID?
-
Chứng khoán
Nhận định chứng khoán tuần từ 16 - 20/5: Nhiều khả năng tiếp tục xu hướng giảm
16:29' - 14/05/2022
Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch tiêu cực nhất từ sau giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Giới phân tích nhận định, với diễn biến hiện tại, xu hướng giảm điểm vẫn đang áp đảo.