Chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống trong chiều 24/1

17:53' - 24/01/2022
BNEWS Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đi xuống trong phiên giao dịch 24/1, sau khi chứng kiến xu hướng bán tháo diễn ra trên Phố Wall vào phiên trước đó.

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đi xuống trong phiên giao dịch 24/1, sau khi chứng kiến xu hướng bán tháo diễn ra trên Phố Wall vào phiên trước đó, khi giới đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc họp chính sách sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các nhà hoach định chính sách của Fed dự kiến sẽ công bố các kế hoạch nhằm kiềm chế lạm phát.

Kết thúc phiên này, tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất 13 tháng khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trong trước thềm cuộc họp chính sách của Fed. Chỉ số này đóng cửa hạ 42,29 điểm (1,49%), xuống 2.792 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số Kospi đóng cửa dưới mức 2.800 điểm kể từ ngày 23/12/2020. Tình trạng bán tháo thường diễn ra ở những cổ phiếu đang tăng trưởng nóng như các công ty công nghệ, vốn nhạy cảm hơn với chi phí đi vay cao.

Nhà phân tích Kim Dae-joon của công ty dịch vụ đầu tư Korea Investment & Securities (Hàn Quốc) cho biết: “Các nhà đầu tư đang chú ý đến cuộc họp sắp tới của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed và chờ xem liệu lập trường của Fed có trở nên 'cứng rắn' hơn hay không".

Tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong biến động ngược chiều nhau. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong đóng cửa với mức giảm điểm mạnh 309,09 điểm (1,24%), xuống 24.656,46 điểm, do những quan ngại về kế hoạch tăng lãi suất của Fed. Tuy nhiên, chỉ số Shanghai Composite lại tăng nhẹ 1,54 điểm, lên 3.524,11 điểm.

Đà bán tháo cổ phiếu diễn ra trên toàn thị trường châu Á, khiến nhiều thị trường khác cũng giảm điểm mạnh. Thị trường Mumbai của Ấn Độ giảm 2%, trong khi các thị trường Jakarta của Indonesia và Wellingtown của New Zealand cũng đều đóng chửa trong sắc đỏ với mức giảm hơn 1%. Thị trường chứng khoán Sydney của Australia, Singapore, Manila của Philippines và Bangkok của Thái Lan cũng đồng loạt đi xuống.

Cổ phiếu của các công ty công nghệ - vốn tăng vọt sau đại dịch - đã dẫn đầu xu hướng giảm tại Phố Wall trong phiên trước do báo cáo kinh doanh đáng thất vọng của Netflix, làm dấy lên lo ngại rằng việc các nền kinh tế ngừng hoạt động do đại dịch đã khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen chi tiê, cho dù giờ đây các nền kinh tế đã mở cửa trở lại.

Ngoài ra, lo ngại về việc các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu rút lại các chính sách tiền tệ siêu lỏng mà họ đưa ra vào đầu năm 2020 để ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, đặc biệt là việc Fed dự kiến sẽ bắt đầu nâng lãi suất từ tháng Ba năm nay, cũng ảnh hưởng đến thị trường trong những tuần gần đây.

Tuy nhiên, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lại đảo chiều tăng sau đà giảm ở đầu phiên nhờ hoạt động "săn lùng" cổ phiếu giá hời trước khi nước này bước vào mùa công bố lợi nhuận quý IV/2021. Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 tăng 66,11 điểm (0,24%), lên 27.588,37 điểm.

Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên giao dịch 24/1, VN- Index giảm 33,18 điểm xuống 1.439,71 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 828,1 triệu đơn vị, tương ứng 27.787,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 24.7873 tỷ đồng. Toàn sàn có 66 mã tăng giá, 419 mã giảm giá và 22 mã đứng giá. HNX-Index giảm 17,08 điểm xuống 400,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 115,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 3.194 tỷ đồng. Toàn sàn có 47 mã tăng giá, 195 mã giảm giá và 31 mã đứng giá./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục