Chứng khoán Mỹ, châu Âu diễn biến trái chiều

09:51' - 23/08/2018
BNEWS Chứng khoán Mỹ, Âu tăng giảm không đồng nhất phiên 22/8
Chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng giảm trái chiều. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu diễn tiến ngược chiều nhau trong phiên 22/8 khi đồng USD biến động so với các đồng tiền chủ chốt khác, trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán để tránh căng thẳng thương mại leo thang.

Khép lại phiên này, tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3% xuống 25.733,6 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq nhích 0.4% lên 7.889,1 điểm vào cuối phiên giao dịch.

Chỉ số S&P 500 phiên này hạ gần 0,1% xuống 2.861,82 điểm, chấm dứt phiên giao dịch thứ 3.453 liên tiếp không giảm.

Đồng USD phiên này tiếp tục biến động sau các bình luận của Tổng thống Trump hồi đầu tuần này về chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, tại thị trường London (Vương quốc Anh), chỉ số FTSE 100 tiến 0,1% lên khép khiên ở 7.574,24 điểm. Trên sàn Frankfurt (Đức), chỉ số DAX 30 "đi ngang" ở mức 12.385,7 điểm.

Chỉ số CAC 40 ở Paris (Pháp) tiến 0,2% lên khép phiên ở mức 5.420,61 điểm. Trong lúc chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 tăng 0,3% lên 3.420,61 điểm.

Một diễn biến đáng chú ý trên sàn Frankfurt là việc giá cổ phiếu của nhà chế tạo phụ tùng ô tô Đức Continental sụt hơn 13% sau khi hãng này cho biết lợi nhuận thường niên của họ sẽ giảm do doanh số giảm và chi phí gia tăng.

Giá cổ phiếu của BMW, Daimler và Volkswagen cũng trượt xuống sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại đe dọa áp đặt mức thuế 25% đối với ô tô EU nhập khẩu vào Mỹ.

Trong một nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc tranh chấp thương mại leo thang giữa hai nước, ngày 22/8, các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàm phán cuộc đàm phán kéo dài hai ngày tại thủ đô Washington.

Phái đoàn của Trung Quốc do Thứ trưởng Bộ Thương mại Vương Thụ Văn dẫn đầu đã gặp các quan chức Mỹ do Thứ trưởng Bộ Tài chính David Malpass dẫn đầu.

Giới chức thương mại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nối lại đàm phán sau khi cả hai bên liên tiếp áp thuế ở mức cao đối với hàng hóa của nhau.

Đây cũng cuộc đàm phán chính thức đầu tiên kể từ khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại thủ đô Bắc Kinh vào tháng Sáu vừa qua, song hai bên không đạt được thỏa thuận nào.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục