Chương mới cho quan hệ Anh-EU trong thời kỳ hậu Brexit
Giới quan sát đang kỳ vọng rằng thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp liên quan tới các quy định thương mại áp dụng cho Bắc Ireland giữa Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ mở ra một “chương mới” trong quan hệ giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU).
Thỏa thuận được ký kết ngày 27/2 đã loại bỏ một loạt bất đồng giữa hai bên về Nghị định thư Bắc Ireland mà chính phủ của cựu Thủ tướng Boris Johnson đã đàm phán với EU.
Nếu thỏa thuận này không đổ vỡ dưới áp lực chính trị, chính phủ của Thủ tướng Sunak có thể nhận được sự ủng hộ không chỉ với nỗ lực ổn định thị trường tài chính sau dự thảo ngân sách gây tranh cãi của cựu Thủ tướng Liz Truss vào năm ngoái, mà thỏa thuận này có thể cung cấp một giải pháp lâu dài hơn cho các vấn đề gai góc nhất liên quan đến hậu Brexit.
Thỏa thuận mới - còn được gọi là “Khuôn khổ Windsor”, cắt giảm các thủ tục trong trao đổi thương mại giữa Vương quốc Anh và Bắc Ireland, giảm vai trò của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) và luật pháp EU ở Bắc Ireland, đồng thời cho phép cơ quan lập pháp Bắc Ireland có tiếng nói đối với các quy định mới của EU.
Khuôn khổ Windsor thiết lập làn xanh tại các cảng biển Ireland dành cho hàng hóa đến từ Vương quốc Anh lưu hành ở Bắc Ireland mà không chịu bất kỳ hạn chế thương mại nào, trong khi làn đỏ sẽ dành cho hàng hóa tiếp tục vào Ireland và thị trường EU.
Hàng hóa như thuốc men, thực vật, xúc xích, bưu kiện và thú cưng cũng được vận chuyển dễ dàng giữa Vương quốc Anh và Bắc Ireland, xóa bỏ “biên giới ở Biển Ireland”.
Theo thỏa thuận mới, mặc dù ECJ vẫn giữ quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề thị trường chung ở Bắc Ireland, vai trò của tòa án này bị giới hạn.
EU đã đồng ý với cơ chế mang tên “phanh Stormont” - được đặt tên theo cơ quan lập pháp ở Belfast - để ngăn chặn việc EU đưa ra các quy định mới có tác động đáng kể đến Bắc Ireland. Điều này nhằm mục đích giải quyết những lo ngại rằng Nghị định thư Bắc Ireland buộc Bắc Ireland phải tuân theo các quy tắc và quy định của thị trường chung EU mà không có bất kỳ tiếng nói nào. Bên cạnh đó, Anh sẽ nắm quyền kiểm soát thuế giá trị gia tăng và trợ cấp nhà nước trong khu vực. Đây được coi là những thay đổi đáng kể trong các vấn đề từng mang tính “bất di bất dịch” của EU.
Các nhà quan sát chỉ ra rằng, tác động của thỏa thuận đối với nền kinh tế rộng lớn của Vương quốc Anh sẽ khá hạn chế. Thương mại với Bắc Ireland chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế Vương quốc Anh. Và nền kinh tế Bắc Ireland đã hoạt động rất tốt sau Brexit, không giống như phần còn lại của đất nước, vì Bắc Ireland vẫn là một phần của thị trường chung EU. Nhiều thách thức mà kinh tế Vương quốc Anh phải đối mặt về bản chất không liên quan đến Brexit nhưng lại trở nên trầm trọng hơn khi dòng lao động không thể tự do di chuyển, và vấn đề này lại nằm ngoài phạm vi của các cuộc đàm phán Brexit.
Tuy vậy, bất cứ bước tiến nào cũng đáng được hoan nghênh. Bà Von der Leyen đã nhấn mạnh rằng, Anh sẽ lại có thể tham gia vào chương trình tài trợ cho khoa học mang tên Horizon của EU - giải tỏa sự lo lắng của nhiều trường đại học và phòng thí nghiệm đang phải đối mặt với nguy cơ bị cắt tài trợ vì sự bế tắc trong đàm phán về Bắc Ireland./.
- Từ khóa :
- quan hệ Anh EU
- hậu Brexit
- Brexit
- Anh
- EU
- Bắc Ireland
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit và sự hối tiếc “Bregret” của người Anh
06:30' - 11/02/2023
Người Anh quả thực có biệt tài trong việc nghĩ ra các thuật ngữ mới: sau “Brexit”, họ bắt đầu nghĩ đến “Bregret”, được diễn giải là sự hối tiếc về việc đã đoạn tuyệt với EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ
11:36'
Tối 15/1, theo giờ Mỹ (tức sáng 16/1 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu chia tay từ Phòng Bầu dục, khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ trong vài ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát ở Argentina xuống mức thấp nhất trong 6 năm
10:35'
Ngày 15/1, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết lạm phát của nước này năm 2024 đạt 117,8%, giảm đáng kể so với mức 211,4% trong năm 2023 và là mức thấp nhất kể từ năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt các biện pháp mới nhằm vào ngành công nghệ Trung Quốc
10:17'
Ngày 15/1 Mỹ đã công bố thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với chất bán dẫn điện toán tiên tiến, qua đó ngăn chặn việc chuyển hướng công nghệ sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Panama xây cầu tàu đa năng lớn ở Thái Bình Dương
09:43'
Panama bắt đầu xây dựng cầu tàu đa năng lớn với mức đầu tư dự kiến 250 triệu USD tại cảng Puerto Barú trên Thái Bình Dương, nằm ở tỉnh Chiriquí, gần biên giới với Costa Rica.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc tiến hành vòng đàm phán FTA thứ 10 về đầu tư, dịch vụ
08:36'
Ngày 16/1, Hàn Quốc và Trung Quốc đã nối lại các cuộc đàm phán nhằm mở rộng hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện tại để bao gồm các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga
07:35'
Ngày 15/1, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine, trong đó tập trung vào lĩnh vực năng lượng và công nghiệp quốc phòng của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát hạ nhiệt mở đường để Anh hạ lãi suất
07:30'
Lạm phát của Anh trong tháng cuối của năm 2024 đã bất ngờ giảm xuống còn 2,5%, giúp chính phủ bớt lo ngại về nguy cơ nền kinh tế bước vào thời kỳ đình lạm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thí điểm triển khai xe tải tự lái trên đường cao tốc
07:00'
Công ty phát triển công nghệ lái xe tự hành của Trung Quốc - Pony.ai – thông báo đã được cấp phép thử nghiệm các đội xe tải không người lái trên đường cao tốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức tăng trưởng âm năm thứ hai liên tiếp
20:42' - 15/01/2025
Cục Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 15/1 thông báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giảm 0,2% trong năm 2024.