Chương trình bình ổn thị trường tại Tp. Hồ Chí Minh: Bài 1: Mười lăm năm một hành trình
Chương trình Bình ổn giá trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh được triển khai lần đầu năm 2002 nhằm ổn định giá cả các mặt hàng Tết trong dịp Tết Nguyên đán, sau 15 năm triển khai đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy từ nhận thức “Bình ổn giá” sang “Bình ổn thị trường”.
Bên cạnh đó, chương trình đã được triển khai xuyên suốt trong cả năm và từng bước xã hội hóa nguồn vốn vay, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Quá trình triển khai Chương trình Bình ổn thị trường từ năm 2002 đến nay đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết gồm: tạo nguồn hàng bền vững, thực hiện bình ổn thị trường thông qua cân đối cung cầu; thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại, gia tăng hiệu quả lưu thông hàng hóa; kiểm soát thị trường, thông tin thông suốt, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Tạo nguồn hàng bền vững
Xuất phát từ thực tế, nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tp. Hồ Chí Minh có thể tự cung ứng khá hạn chế, chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ các địa phương lân cận. Do đó, công tác tạo nguồn hàng bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố luôn gắn chặt với các chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất; c hương trình hợp tác thương mại, kết nối cung – cầu với các tỉnh, thành lân cận để tạo điều kiện thuận lợi và kiểm soát trong lưu thông hàng hóa.
Cụ thể, các chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất được hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường thực hiện 75 dự án đầu tư sản xuất, liên kết đầu tư với tổng số vốn đầu tư 27.428 tỷ đồng gồm: dự án nuôi trồng, chế biến thực phẩm, xây dựng nhà máy, trang trại, Trung tâm Thương mại, siêu thị… Trong đó, liên kết cung ứng vốn cho nông dân chăn nuôi, trang trại rau sạch 2.500 tỷ đồng.
Mặt khác, trên cơ sở trao đổi thông tin xác định tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, cơ chế chính sách đầu tư gắn với Chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh, thông qua chương trình hợp tác thương mại các địa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh an tâm đầu tư, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở rộng trang trại... phát triển hệ thống phân phối, xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường cho Tp. Hồ Chí Minh và cả khu vực.
Đánh giá việc tạo nguồn cung hàng hóa đảm bảo cho công tác bình ổn, là một khâu rất quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào tham gia Chương trình Bình ổn thị trường, ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) cho hay, ngay từ khi tham gia chương trình, Saigon Co.op đã xác định tập trung vào các vấn đề như liên kết với nhà sản xuất, trang trại, hợp tác để tạo nguồn hàng vừa ổn định vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời tiến độ sản xuất và số lượng giao hàng.
Song song đó, tổ chức hoạt động giao nhận, logistics từ nơi sản xuất đến điểm bán, vì nếu nguồn hàng chuẩn bị đầy đủ nhưng không đến được điểm bán khó đảm bảo được hiệu quả bình ổn thị trường.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Thành Nhân, để thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả các cơ hội từ chương trình hợp tác thương mại, kết nối cung – cầu giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận. Trong đó, Saigon Co.op chú trọng triển khai đưa hàng Việt về nông thôn, từ đó tạo ra động lực phát huy sức lan tỏa của Chương trình Bình ổn thị trường, góp phần thực hiện thành công Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Thu hút doanh nghiệp tham gia
Với chính sách minh bạch, công khai rộng rãi, cơ chế thực hiện hợp lý, Chương trình Bình ổn thị trường ngày càng thu hút các doanh nghiệp tham gia và tích cực triển khai nhiều hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Nếu như năm 2002 chỉ có 2 doanh nghiệp tham gia thì đến năm 2016 Chương trình Bình ổn thị trường đã mời gọi được 86 doanh nghiệp tham gia.
Chia sẻ kinh nghiệm hơn 10 năm tham gia Chương trình Bình ổn thị trường, ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt cho hay, doanh nghiệp đã có điều kiện thuận lợi tham gia vào mạng lưới phân phối, đặc biệt với uy tín của chương trình thì người tiêu dùng tin cậy vào hệ thống điểm phân phối hàng bình ổn.
Tuy mỗi doanh nghiệp luôn không ngừng phát triển điểm bán của mình, nhưng với "bệ phóng" của Chương trình Bình ổn thị trường, doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập vào các kênh bán lẻ hiện đại. Bên cạnh đó, nhờ vào Chương trình Bình ổn thị trường định hướng và kết nối mà các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước đã góp sức cùng nhau xây dựng nên mạng lưới phân phối lan tỏa rộng khắp vùng sâu, vùng xa.
Báo cáo của Sở Công Thương cho thấy, mạng lưới điểm bán hàng Bình ổn thị trường có sự gia tăng nhanh. Nếu năm 2002 Chương trình Bình ổn thị trường chỉ có 242 điểm bán, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, hiện tại Chương trình đã phát triển hơn 10.550 điểm bán, phủ kín 24 quận huyện.
Từ đó, thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạng lưới phân phối theo hướng hiện đại trên địa bàn thành phố một cách hiệu quả, thiết thực, đảm bảo cung ứng hàng bình ổn thị trường đến tận tay người tiêu dùng, kể cả người dân tại khu vực quận ven, huyện ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, Chương trình Bình ổn thị trường đã thể hiện được sự quyết tâm của lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh, sự vào cuộc mạnh mẽ của các sở ngành và đồng thuận của doanh nghiệp trên địa bàn. Nhờ vào đó, đã từng bước hình thành được mạng lưới phân phối hàng Việt nói chung, hàng bình ổn thị trường nói riêng theo hướng văn minh, hiện đại.
Hiệu quả của Chương trình Bình ổn thị trường, cùng với các cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đã giúp kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tp. Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua.
Theo ông Phạm Thành Kiên, từ Chương trình Bình ổn thị trường đã "thai nghén" ra nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững, đây cũng là cơ sở để Tp. Hồ Chí Minh tập hợp, phát triển đội ngũ doanh nghiệp mạnh.
Đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Bộ Chính trị, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, vì 100% hàng hóa trong Chương trình Bình ổn thị trường do các đơn vị chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh trong nước và mang thương hiệu Việt./.
Xem thêm: Bài 2: Vốn mồi từ ngân sách đến xã hội hóa thành côngTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh tháng 3 giảm 0,09%
12:03' - 30/03/2017
Ngày 30/3, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2017 của thành phố giảm 0,09% so với tháng 2/2017 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Đời sống
Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu đổi số nhà theo mã thông minh
14:47' - 29/03/2017
Thay vì cách truyền thống, nhà bên phải đường đánh số chẵn, nhà bên trái đánh số lẻ thì cách đánh số mới sẽ căn cứ theo hướng tính từ mép đường đi về phía trước nhà.
-
Hàng hoá
Giá thịt gia súc bình ổn thị trường giảm 4.000 đồng/kg
17:09' - 01/11/2016
Giá bán các mặt hàng thịt gia súc của doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Tp. HCM năm 2016 và Tết Đinh Dậu năm 2017, được điều chỉnh giảm bình quân 4.000 đồng/kg.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
20:36' - 15/01/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin (Mi-kha-in Mi-su-xơ-tin) và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
19:32' - 15/01/2025
Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ giá đỗ ở Đắk Lắk sử dụng chất cấm: Tăng trách nhiệm cơ sở sản xuất, phân phối sản phẩm
19:02' - 15/01/2025
Công an đã kết luận các cơ sở sản xuất giá đỗ vừa qua tại tỉnh là cố tình sử dụng chất cấm. Về mặt pháp lý đã đầy đủ; cơ sở làm sai, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì bị xử phạt, xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo Tập đoàn sản xuất máy bay của Trung Quốc
18:46' - 15/01/2025
Phó Thủ tướng đánh giá cao thành tựu hoạt động sản xuất, kinh doanh, hiệu quả của Tập đoàn COMAC cũng như mong muốn hợp tác kinh doanh với các hãng hàng không của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành đường song hành Vành đai 4
18:44' - 15/01/2025
Vùng với việc thực hiện tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh và phấn đấu hoàn thành đường song hành của tuyến đường quan trọng bậc nhất này trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Hải Phòng
17:41' - 15/01/2025
Dự án được triển khai tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng với quy mô sử dụng đất 200,39 ha. Tổng vốn đầu tư là 2.252,671 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư là 337,9 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh chủ động giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm
17:40' - 15/01/2025
Năm 2025, Tp. Hồ Chí Minh được giao giải ngân đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng, cộng thêm nguồn vốn Trung ương, con số phải chi rất lớn, lên đến 85.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Séc và tham dự Hội nghị WEF tại Thụy Sĩ
17:12' - 15/01/2025
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Ba Lan sau 15 năm, đến Séc sau 6 năm, nhằm tạo đột phá nâng tầm quan hệ với hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
17:11' - 15/01/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.