Chương trình giáo dục phổ thông mới có những khác biệt gì?
Tại cuộc họp báo công bố nội dung Chương trình giáo dục phổ thông mới, chiều 27/12, đại diện Ban soạn thảo chương trình cùng lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới như: những điểm mới của chương trình; lộ trình thực hiện; công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất; vấn đề sách giáo khoa….
*Xuất hiện một số môn học mới Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông cho biết: Điểm khác biệt đáng kể của Chương trình giáo dục phổ thông mới so với chương trình hiện hành đó là quá trình 12 năm học được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản bao gồm cấp Tiểu học (5 năm), cấp Trung học Cơ sở (4 năm); giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, tương ứng với cấp Trung học Phổ thông (3 năm).Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tất cả học sinh đều học những nội dung giáo dục về cơ bản giống nhau. Ở giai đoạn giáo dục sau Trung học Cơ sở, học sinh được phân luồng và được lựa chọn môn học theo sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp.
Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.Đồng thời, thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ; Tin học; Công nghệ; Giáo dục thể chất; Hoạt động trải nghiệm; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới. Cấp Tiểu học có các môn: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm. Cấp Trung học Cơ sở có các môn: Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Cấp Trung học Phổ thông có môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Việc đổi tên môn Kỹ thuật ở cấp Tiểu học thành Tin học và Công nghệ là do chương trình mới bổ sung phần Tin học và tổ chức lại nội dung phần Kỹ thuật. Ở cấp Trung học Cơ sở, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất.Môn Lịch sử và Địa lý được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành Lịch sử, Địa lý. Chương trình hai môn học này được thiết kế theo các mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nên cũng không gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện.
Một điểm mới đáng chú ý của Chương trình giáo dục phổ thông mới, đó là tăng thêm thời lượng các môn học Giáo dục thể chất và thẩm mỹ. Trong đó, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết so với chương trình hiện hành. Bên cạnh đó, ở cấp Trung học Phổ thông, học sinh còn được học Giáo dục quốc phòng và an ninh, một môn học có tác dụng hỗ trợ Giáo dục thể chất.Thời lượng học các môn nghệ thuật ở Tiểu học và Trung học Cơ sở chiếm từ 6% đến 7% tổng thời lượng học. Ở Trung học phổ thông, thời lượng học mỗi môn học Âm nhạc, Mỹ thuật tương đương thời lượng học các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học.
*Bắt đầu áp dụng từ năm học 2020-2021 Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở kết quả xây dựng chương trình, tình hình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất để triển khai thực hiện đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.Đối với việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Trên cơ sở Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, ngày 06/02/2017, Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định số 5857-VN tài trợ cho "Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông" (Chương trình ETEP).
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình ETEP đang hoàn thiện.
Ông Hoàng Đức Minh nhấn mạnh: Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đã bắt đầu từ 5 năm trước. Hiện tại, nhiều giáo viên đã bước đầu áp dụng phương pháp mới trong quá trình dạy học nên sẽ không quá bỡ ngỡ trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán tại Trung ương. Tiêu chí chọn lọc những giáo viên cốt cán là những giáo viên có kinh nghiệm nhất, khả năng thích ứng tốt nhất. Tuy nhiên, những giáo viên cốt cán này sẽ không thực hiện việc tập huấn lại cho các giáo viên khác.
Việc bồi dưỡng đại trà cho giáo viên sẽ được hỗ trợ thông qua các phương pháp và bài giảng mẫu, được cập nhật trên hệ thống internet. Các giáo viên sẽ tiếp cận với phương pháp mới thông qua các bài giảng này. Nhiệm vụ của giáo viên cốt cán là tổ chức, tháo gỡ, kết nối, chia sẻ thêm thông tin cho giáo viên với những vấn đề còn khó khăn.
Về việc chuẩn bị cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13.Đồng thời, Bộ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017 - 2020; tổ chức rà soát quy định hiện hành về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tiêu chuẩn bàn ghế học sinh phổ thông.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ trì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tổ chức thẩm định, phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa (bao gồm bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn và sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân) để kịp thời triển khai chương trình mới bắt đầu đối với lớp 1 năm học 2020-2021.Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới, Bộ sẽ ban hành các văn bản phục vụ triển khai chương trình mới như: Hướng dẫn các địa phương triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; Hướng dẫn xây dựng nội dung giáo dục địa phương; Hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa; Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Điều lệ trường phổ thông; Quy định về đánh giá học sinh…/.
>> Chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mớiTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới
16:09' - 27/12/2018
Chiều 27/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
-
Kinh tế & Xã hội
Bài học “đắt giá" của ngành giáo dục trong tổ chức thi cử
09:02' - 27/12/2018
Năm 2018 là một năm nhiều biến động của ngành giáo dục và đào tạo. Bên cạnh những thành tích nổi bật của học sinh Việt Nam, năm qua cũng ghi dấu những “câu chuyện buồn” của ngành này.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi THPT quốc gia năm 2019
15:24' - 04/12/2018
Ngày 4/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố thông tin về việc tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 24/11/2024. XSMB Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMB 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMB Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24/11/2024. XSMN Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMN 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMN Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMN ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 24/11/2024. XSMT Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMT 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMT Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 24/11/2024
19:30' - 23/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 24 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm đặc trưng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng
19:20' - 23/11/2024
Sự mất cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, sự thiếu ý thức trong bảo vệ rừng chính là một phần nguyên nhân khiến hậu quả của thiên tai ngày càng khốc liệt.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTG 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSTG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSTG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSKG 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSKG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSKG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSKG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSKG ngày 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐL 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024. XSĐL ngày 24/11. KQXSDL. XSDL 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSĐL 24/11. XSDL 24/11. KQXSDL. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSĐL Chủ nhật. Trực tiếp KQXSĐL ngày 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mở cửa miễn phí nhiều di tích nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
18:56' - 23/11/2024
Tại Hà Nội, các di tích Quốc gia đặc biệt như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa miễn phí vé tham quan trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.