Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, ít phát thải
Sáng 13/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam (IFC) tổ chức Diễn đàn trao đổi về vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển Hệ thống thực phẩm và nông nghiệp xanh, giảm phát thải khí nhà kính.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, trước tác động của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, nông nghiệp Việt Nam đã và đang là trụ cột của nền kinh tế, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và giảm nghèo, góp phần ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và đóng góp khoảng 15% GDP của quốc gia. Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD năm 2021. Nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu mà còn là nguồn gây phát thải khí nhà kính đáng kể. Theo số liệu kiểm kê khí nhà kính năm 2016, sản xuất nông nghiệp chiếm 13,9% tổng lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia. Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hai cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp đó là: cam kết tham gia sáng kiến “Giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu”, cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, bao gồm Kế hoạch “Giảm phát thải khí mê-tan trong lĩnh vực nông nghiệp đến 2030”. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính… Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững. Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, ít phát thải, thân thiện với môi trường và thích ứng với khí hậu...”. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và các cam kết quốc tế nói trên, Việt Nam cần có những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ, mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau để khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Đồng thời chuyển đổi mô hình sản xuất từ tăng trưởng về sản lượng, năng suất, sử dụng nhiều đầu vào, thâm dụng tài nguyên sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp xanh, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với phát triển bền vững, xu hướng sản xuất và tiêu dùng xanh, ít phát thải sẽ chi phối thị trường nông sản và thương mại toàn cầu. Do đó để có thể tham gia vào sân chơi chung của thế giới, chúng ta cần phải có những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, ít phát thải và bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; thực hiện đồng hành và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số, sạch, hữu cơ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết. Ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch Tổ chức Tài chính quốc tế Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, thực hiện những cải cách và đầu tư đáng kể để khắc phục tình trạng sản xuất lúa gạo và chăn nuôi phát thải nhiều các-bon. Công cuộc chuyển đổi này đòi hỏi các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng phương thức kinh doanh xanh hơn, sạch hơn. Do đó, IFC tin rằng ngành thực phẩm và nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng ngày càng vận dụng kiến thức chuyên môn và gia tăng giá trị hơn là theo hướng thâm dụng tài nguyên thiên nhiên và không ngừng tích luỹ sản lượng đầu ra. Để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lương thực tại Việt Nam, đặc biệt trong canh tác lúa gạo, vốn chiếm lượng phát thải khí Metan cao và chăn nuôi gia súc cần có hướng dẫn rõ ràng về mục tiêu đề ra cũng như có các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp để áp dụng các thực hành mới theo hướng khử các-bon. Theo ông Alfonso Garcia Mora, đối với nền nông nghiệp Việt Nam nơi các nông trại quy mô nhỏ chiếm ưu thế, việc hợp tác giữa các hợp tác xã, các công ty đầu ngành và các nông trại quy mô nhỏ để gia tăng quy mô nền sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ bền vững, chẳng hạn như canh tác lúa gạo bền vững sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi. IFC và Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ ngành nông nghiệp trong việc triển khai chương trình mới và thực hiện các khuyến nghị như: khuyến khích việc áp dụng các kỹ thuật thân thiện với môi trường, cải cách để triển khai các giải pháp kỹ thuật số trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho sản xuất công nghệ cao, quy mô lớn, áp dụng công nghệ bền vững và tiêu chuẩn quốc tế, ông Alfonso Garcia Mora cho biết. Với “tư duy đổi mới” và “cùng hành động”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tin rằng những nỗ lực của Chính phủ, sự chủ động của toàn ngành, sự đồng hành của khu vực tư nhân và cộng đồng doanh nghiệp, các Đối tác quốc tế… Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, và một nền nông nghiệp xanh - giảm phát thải, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua đề xuất về áp dụng nông nghiệp carbon thấp
07:30' - 08/04/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Bộ trưởng Nông nghiệp các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 7/4 đã tán thành các kết luận về nông nghiệp carbon thấp do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển phương tiện xanh: Bài 1 – Từng bước chuyển đổi, thực hiện cam kết COP26
17:18' - 17/02/2022
Việt Nam đang đặt ra mục tiêu dài hạn trong nghiên cứu, thúc đẩy phát triển công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ xanh, đóng góp chung vào nỗ lực giảm thiểu khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển khai cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26
18:32' - 30/01/2022
Việc thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).