Chuyên gia chia sẻ những điểm đáng lo ngại nhất của bão số 3
Chỉ còn vài giờ nữa, siêu bão số 3 (tên quốc tế là YAGI) sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ. Để đánh giá chính xác thực trạng và mức độ ảnh hưởng của siêu bão số 3, phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.
*Phóng viên: Xin ông đánh giá về tình hình bão số 3 hiện nay? Những kỷ lục nào của bão cần cảnh giác, lưu ý, thưa ông? *Ông Mai Văn Khiêm: Hiện tại bão số 3 vẫn đang ở cấp siêu bão (cấp 16, giật trên cấp 17). Lúc 18 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20 độ Vĩ Bắc; 110,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 370 km về phía Đông Đông Nam; di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 15-20 km/giờ. Các siêu bão trước đây chủ yếu hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và thường giảm cường độ, rất hiếm có bão hình thành siêu bão ngay trên Biển Đông. Theo thống kê, đến nay, chưa có cơn bão nào đi vào Biển Đông mà mạnh lên thành cấp siêu bão (cấp 16); chỉ có 2 cơn bão đi từ Tây Bắc Thái Bình Dương vào khu vực Biển Đông đạt cấp siêu bão nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Cụ thể là bão RAI (bão số 9) tháng 12/2021 đạt cấp 16 trên khu vực Biển Đông hướng vào miền Trung sau đi vòng lên, sau tan dần trên Bắc Biển Đông và không ảnh hưởng đến nước ta. Tiếp đó là bão SAOLA (bão số 3) cuối tháng 8 đầu tháng 9/2023 đạt cấp 16 trên khu vực Biển Đông đi vào phía Nam Trung Quốc sau đó tan dần, không ảnh hưởng đến nước ta. Bão số 3 mạnh lên rất nhanh. Ngày 2/9, bão vào Biển Đông và mạnh cấp 8. Hơn 2 ngày sau, bão đã mạnh thêm tới 8 cấp, đạt cấp siêu bão vào ngày 5/9. Điều này là tương đối hiếm gặp đối với bão trên Biển Đông. Thời gian duy trì cường độ bão cấp 16 trong hơn một ngày cũng khá dài đối với một cơn bão trên Biển Đông.*Phóng viên: Vậy, những điểm đáng lo ngại nhất đối với bão số 3 là gì, thưa ông?
*Ông Mai Văn Khiêm: Thứ nhất, bão số 3 có thể gây ra gió mạnh cấp 16, giật cấp 17 trên khu vực Bắc Biển Đông; cấp 13-14, giật cấp 17 ở Bắc vịnh Bắc Bộ; cấp 11-12, giật cấp 14 ở vùng biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình. Thứ hai, về sóng lớn, nước dâng do bão, trên Biển Đông, sóng biển có thể cao từ 10-12m, vùng ven biển ven bờ Quảng Ninh - Thanh Hóa từ 2-5m. Thứ ba, về mưa lớn, bão số 3 có thể gây ra một đợt mưa lớn ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; trong đó, trọng tâm là khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa với lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. *Phóng viên:Xin ông cho biết cụ thể mức độ ảnh hưởng của bão số 3 đến đất liền theo từng mốc thời gian, từng khu vực? *Ông Mai Văn Khiêm: Từ đêm 6 đến gần sáng 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14. Nơi đón gió mạnh đầu tiên trên đất liền nhiều khả năng là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh), từ khoảng 1-4 giờ sáng ngày 7/9. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến tối 7/9. Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình và Thanh Hóa có gió mạnh muộn hơn và yếu hơn, phổ biến ở cấp 6-8, giật cấp 9-11 từ trưa 7/9. Trên biển và vùng ven biển, sóng do bão rất lớn nên sẽ tác động mạnh tới khu vực neo đậu tàu, thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, sạt lở đê biển. Ngoài ra, mặc dù thời điểm bão vào bờ có thủy triều thấp, tuy nhiên do nước dâng và sóng trong bão thấp nên khả năng nhiều khu vực trũng, thấp ven biển vẫn bị ngập. Về mưa lớn, từ đêm 6 đến sáng 9/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Vùng mưa to sẽ dịch chuyển dần từ Đông sang Tây theo quỹ đạo của bão số 3; trong đó vùng mưa to nhất tập trung ở phía Đông Bắc Bộ và xảy ra trong ngày và đêm 7/9. Phía Tây Bắc Bộ có lượng mưa nhỏ hơn và tập trung mưa từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9. Với diễn biến như vậy, vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng sẽ có độ rủi ro thiên tai cấp 4; khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa có độ rủi ro thiên tai cấp 3. *Phóng viên: Theo ông, bão số 3 có điểm gì đặc biệt so với những cơn bão mạnh trong quá khứ? *Ông Mai Văn Khiêm: Trong quá khứ có rất nhiều cơn bão mạnh hoạt động trên Biển Đông. Điển hình như: Bão ELLEN đổ bộ Trung Quốc mạnh cấp 15; bão DOT năm 1985; bão BETTY năm 1985; bão ANGELA năm 1995; bão MEGI năm 2010; bão USAGI năm 2013; bão HAIYAN-cơn bão siêu mạnh, cường độ mạnh nhất lên tới cấp 17, tuy nhiên cường độ mạnh nhất ở khu vực phía Đông của Philippines; khi vào Biển Đông, bão HAIYAN giảm còn cấp 14, cấp 15. Gần đây, năm 2018, cơn bão MANGKHUT cấp 15, đổ bộ Trung Quốc. Như vậy có thể thấy, bão số 3 là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông. Để hình dung mức độ nguy hiểm của bão số 3, có thể dẫn chứng một cơn bão có đường đi gần tương tự, chỉ là lệch Bắc hơn so với bão số 3 nên tác động về gió và mưa cũng ít hơn. Đó là, bão số 2 (bão Rammasun) xảy ra năm 2014 hình thành trên biển Tây Bắc Thái Bình Dương và di chuyển vào Biển Đông; cường độ bão lúc mạnh nhất đạt cấp 15, giật trên cấp 17. Bão số 2 đã gây ra gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10 ở tỉnh Quảng Ninh; ở tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8; ở các tỉnh Hải Phòng, Bắc Ninh và Hải Dương có gió giật mạnh cấp 6-7. Do ảnh hưởng của bão số 2, ở Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to gây lũ lớn nhất năm trên các sông ở Bắc Bộ và lũ đặc biệt lớn trên sông Kỳ Cùng thuộc tỉnh Lạng Sơn. *Phóng viên:Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia có khuyến cáo gì với người dân trong thời điểm này, thưa ông? *Ông Mai Văn Khiêm: Lúc này, khi bão chưa vào đất liền, người dân cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản. Người dân cần lưu ý, trước khi bão đến sẽ vẫn có mối nguy hiểm do mưa dông trước bão; trong cơn dông có thể gây gió giật mạnh như gió trong bão. Người dân ở các tỉnh, thành phố ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 3 cần tuyệt đối không cố ra ngoài lúc mưa to gió lớn khi hoàn lưu bão ảnh hưởng trực tiếp. Dự báo từ đêm 6/9, người dân các huyện đảo, sau đó là khu vực đất liền ven biển Quảng Ninh -Thanh Hóa, trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7/9, sẽ chịu ảnh hưởng của bão số 3. Đối với các tỉnh thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa là những nơi đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là nhà ở, các công trình (nhà tạm, nhà cạnh các khai trường, hạ lưu hồ chứa...)..., cần tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn. Sau khi bão qua, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn còn hiện hữu những ngày sau đó nên người dân cần hết sức đề phòng thời điểm này. *Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông.- Từ khóa :
- bão số 3
- siêu bão số 3
- bão
- cập nhật bão số 3
Tin liên quan
-
Đời sống
Dự báo 22.000 – 32.000 ha sản xuất nông nghiệp sẽ bị ngập úng do bão số 3
20:00' - 06/09/2024
Với lượng mưa gây ra do cơn bão số 3 ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ sẽ có nguy cơ ngập úng khoảng 22.000 – 32.000 ha sản xuất nông nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lãnh đạo EVN kiểm tra việc ứng phó với bão số 3 tại Nam Định và Thái Bình
19:57' - 06/09/2024
Các đơn vị đã tăng cường lực lượng trước, trong và sau bão; bố trí nhân lực, vật tư sẵn sàng ứng phó với các ảnh hưởng của thiên tai.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan cảnh báo mưa lớn và lũ quét do ảnh hưởng siêu bão Yagi
19:42' - 06/09/2024
Ngày 6/9, Cục Khí tượng Thái Lan cho biết các tỉnh trên khắp cả nước, trong đó có cả vùng đô thị Bangkok, sẽ có mưa giông rải rác và mưa lớn trong 24 giờ tới, kèm theo khả năng xảy ra lũ quét.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.