Chuyên gia Nga: Việt Nam không đơn độc trong vấn đề Biển Đông
Trước thông tin về vụ tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm, giới nghiên cứu về Biển Đông ở Nga đã phản đối hành động của tàu Trung Quốc và khẳng định cộng đồng quốc tế sẽ ủng hộ Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại LB Nga, chuyên gia Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Quỹ Nghiên cứu Á-Âu của Nga, nhấn mạnh hành vi không phù hợp của các tàu Trung Quốc như vừa qua khiến dư luận lên án, nhưng phía Trung Quốc vẫn phớt lờ.
Chuyên gia Trofimchuk cho rằng phía Trung Quốc cần kìm chế và tránh những hành động như vậy, bình tĩnh giải quyết thỏa đáng các vấn đề tồn tại bằng biện pháp hòa bình. Theo ông, vụ việc diễn ra trong bối cảnh gia tăng bất ổn trên phạm vi toàn cầu, bao gồm đại dịch COVID-19, có thể làm trầm trọng thêm vấn đề Biển Đông.
Ông cũng lưu ý rằng số lượng các vụ việc tương tự như vụ tàu cá của Việt Nam bị tấn công tại Biển Đông "tiếp tục tăng lên đều đặn". Ông nhấn mạnh những hành động tương tự sẽ được giới nghiên cứu lưu tâm và cần phải lên án tại các hội thảo, diễn đàn quốc tế về Biển Đông.
Chuyên gia Nga khẳng định: “Trong mọi trường hợp, Việt Nam không đơn độc trong vấn Biển Đông. Tôi tin rằng cộng đồng quốc tế sẽ lên tiếng ủng hộ Việt Nam”.
Ông Trofimchuk nêu rõ hiện nay, Việt Nam có thể tận dụng tối đa các công cụ quốc tế của mình, trong đó có vị thế của một nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam cũng cần phát huy hơn nữa cơ chế hợp tác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt năm nay Việt Nam giữ chức Chủ tịch luân phiên.
Đồng tình với quan điểm của chuyên gia Trofimchuk, Giáo sư Vladimir Kolotov, trường Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Petersburg (LB Nga), nhận định Trung Quốc đang lợi dụng việc nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nga, Mỹ phải dồn lực chống đại dịch COVID-19, để gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông.
Hành động của tàu hải cảnh Trung Quốc ngang nhiên đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thực hiện hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là một minh chứng cho điều này. Giáo sư Kolotov cũng khuyến cáo các nước trong khu vực cần cảnh giác về làn sóng leo thang căng thẳng mới ở Biển Đông, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Trước đó, ngày 3/4, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin tàu cá QNg 90617 TS cùng 8 ngư dân Việt Nam gặp nạn tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và các ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.
Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông./.
>>Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố quan ngại về tình hình Biển Đông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam
18:03' - 26/03/2020
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam không công nhận cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông
23:10' - 20/03/2020
Việt Nam không công nhận bất kỳ yêu sách biển nào của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.