Chuyên gia nhận định về sắc lệnh ngân hàng mới của Tổng thống Donald Trump
Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa, còn quá sớm để cho rằng tân chính quyền Mỹ đang mở ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Ngày 3/2/2017, Tổng thống Mỹ đã ký hai sắc lệnh “điều tiết” các hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng. Trong mắt chủ nhân Nhà Trắng, đạo luật được ban hành tháng 7/2010 mang tên hai dân biểu Mỹ, Chris Dodd và Bernie Frank là “bất lợi cho cả ngành ngân hàng lẫn người tiêu dùng”.Tổng thống Trump cũng khẳng định “sẽ cắt bỏ nhiều điều khoản trong đạo luật Dodd-Frank” vì “nhiều người bạn của ông không thể vay tiền nhà băng để mở công ty “.
Wall Street hoan nghênh quyết định “cởi trói” cho một lĩnh vực nghẹt thở vì đạo luật “tai hại” trong khi phe chống đối coi đây là bước đầu để giới tư bản Mỹ lại “chứng nào tật nấy, ỷ thế làm liều”, để rồi lại nảy sinh một cuộc khủng hoảng khác, với sức công phá không kém vụ Lehman Brothers phá sản.Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lo ngại rằng với sắc lệnh của Tổng thống Trump, ngành tài chính ngân hàng thế giới sẽ bị thụt lùi.
Đạo luật Dodd-Frank theo đuổi những mục đích nào và sau 7 năm hiện hành có hiệu quả trong mục tiêu là lá chắn ngăn cản giới ngân hàng tài chính Mỹ làm liều hay không?Sắc lệnh của Tổng thống Trump bao gồm những gì và liệu có quá sớm để cho rằng quyết định của chính quyền Washington là tiền đề cho một cuộc khủng hoảng khác trong lúc vẫn chưa phục hồi sau vụ ngân hàng Lehman Brothers phá sản?
Chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng trong sắc lệnh ngày 3/2/2017, Tổng thống Donald Trump nêu rõ chính sách điều tiết hệ thống tài chính Mỹ của chính quyền mới, gồm có bảy nguyên tắc căn bản.
Ông Trump cũng chỉ thị cho Bộ Tài chính có 120 ngày cùng các cơ quan hữu trách nghiên cứu lại hệ thống luật lệ tài chính hiện hành xem có những gì phát huy hay cản trở các nguyên tắc đó để nêu đề nghị cải sửa.
Dưới con mắt của các chuyên gia tài chính Mỹ và quốc tế thì sắc lệnh này, mặc dù không nêu đích danh, song là một quyết định liên hệ đến đạo luật mang tên hai dân biểu nghị sĩ bảo trợ là Dodd-Frank mà ông Trump có nhắc tới.Lập tức nhiều nhà quan sát cho rằng chính quyền Trump đang bãi bỏ chính sách kiểm soát ngân hàng và đây là một sai lầm nghiêm trọng vì gây nguy cơ khủng hoảng tài chính giống như năm 2007-2008.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng sau khi bong bóng đầu cơ trên thị trường gia cư địa ốc năm 2007 nổ tung, Mỹ bị khủng hoảng tài chính năm 2008 với sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng đầu tư và các doanh nghiệp tài chính hàng đầu.Vụ khủng hoảng bùng nổ giữa lúc nạn suy trầm kinh tế khởi sự từ giữa năm 2007 nên gây ra suy trầm toàn cầu, gọi là tổng suy trầm, vào các năm 2008-2009. Ngày nay, thế giới vẫn chưa ra khỏi những khó khăn của vụ đó.
Đắc cử Tổng thống cuối năm 2008 với đa số Dân chủ trong cả hai viện Quốc hội, ông Obama đã cùng Quốc hội thảo luận, biểu quyết và ban hành đạo luật Dodd-Frank vào tháng 7/2010.Đạo luật có tên là “Cải cách Wall Street và bảo vệ giới tiêu thụ”, nhưng được gọi theo tên của hai tác giả Dân chủ khi ấy là Nghị sĩ Chris Dodd và dân biểu Barney Frank.
Thật ra, hai nhân vật này đều bị tai tiếng về tiền bạc liên quan đến hai doanh nghiệp bán công là Fannie May và Freddie Mac đã góp phần gây ra vụ khủng hoảng 2007-2008.
Về bối cảnh thì vụ khủng hoảng ấy có cả chục nguyên nhân, liên quan tới những quyết định kinh tế tài chính từ mấy chục năm trước và là vấn đề cực kỳ phức tạp.
Nhưng trong không khí hốt hoảng chung thời đó, các chính trị gia lại “nhồi” bên trong nhiều mục tiêu khác để kiếm phiếu.
Thủ tướng Otto Bismark từng có câu nói để đời rằng làm luật cũng bẩn như làm dồi, và nếu đúng như vậy thì đạo luật Dodd -Frank phải là “khúc dồi trường vĩ đại”.Văn kiện dài hơn hai ngàn trang, các điều lệ cần triển khai áp dụng dài đến 16.000 trang và chi phối hầu hết mọi sinh hoạt kinh tế tài chính của Mỹ.
Đến nay, tức là hơn sáu năm sau, thì vẫn còn chừng 30% những quy định vẫn chưa được áp dụng vì thiếu luật và thiếu người cho nhiều cơ quan được lập ra cho nhiệm vụ kiểm soát. Đó là trường hợp khá bất thường, tương tự hệ thống luật lệ ban hành sau Đại khủng hoảng 1929-1933.
Về nội dung, đạo luật có giải quyết được một số yêu cầu như tránh để tái diễn khủng hoảng, nhưng lại gây nhiều vấn đề khác theo quy luật “hậu quả bất lường”.
Ví dụ như tập trung tài sản vào các ngân hàng lớn nhất trong khi gây trở ngại cho các ngân hàng cộng đồng loại nhỏ, có vốn kinh doanh dưới một tỷ đô la, nên khó tài trợ các tiểu doanh nghiệp ở địa phương bị quá nhiều luật lệ chi phối từ Đạo luật Dodd-Frank.
Mục tiêu căn bản của đạo luật là tăng mức kiểm soát của Nhà nước để khuyến khích đầu tư và kinh doanh nhằm phát triển kinh tế, song mục tiêu đó chưa đạt được.Sau cùng, về pháp chế thì Tổng thống phải hợp tác với Quốc hội để điều chỉnh chứ không dễ gì cởi trói cho các ngân hàng lại làm không đúng như thiên hạ báo động.
Tình trạng luật lệ của Mỹ là quá phức tạp, nó không giống như báo chí vẫn tường thuật. Khi viết hay sửa luật, giới dân cử là các chính trị gia cần sự hậu thuẫn của quần chúng, cử tri hay thành phần doanh nghiệp có lợi, rồi kín đáo “xào nấu” với nhau như “nhồi lạp xưởng”.Sắc lệnh của ông Trump chỉ nêu bảy nguyên tắc cốt lõi để mở màn vận động Lập pháp và doanh nghiệp, chứ không để hủy bỏ đạo luật đồ sộ này hoặc để phá tan hệ thống kiểm soát như thiên hạ báo động.
Nếu xét từ nguyên nhân sâu xa của vụ khủng hoảng 2008 thì một số điều khoản của đạo luật Dodd-Frank có lý do chính đáng và nên duy trì.
Trái lại, vì các mục tiêu nào là kiểm soát, nào là bảo vệ giới tiêu thụ bằng một đám công chức lương cao bổng hậu, thì nhiều khoản khác nên được sửa để tiểu doanh nghiệp và ngân hàng địa phương có “đất sống”.
Một hậu quả bất lường của đạo luật là tập trung tư bản nên nhiều ngân hàng trở thành quá lớn và có thể gây khủng hoảng cho cả hệ thống nếu sụp đổ, rồi nhờ thế lực quá lớn, họ lại “ỷ thế làm liều”, thuật ngữ bảo hiểm là “moral hazard”, là lấy quá nhiều rủi ro trong nghiệp vụ đầu tư vì tin là nếu có gì thì sẽ lại được chính quyền cấp cứu.Một thí dụ khác là đạo luật Glass-Steagall ban hành từ sau cuộc Đại khủng hoảng 1929 với quy định phân biệt Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Đầu tư. Đạo luật này được chính quyền của Tổng thống Bill Clinton thu hồi năm 1999, khiến Ngân hàng Thương mại có thể lấy ký thác của dân chúng đi làm nghiệp vụ đầu tư như Ngân hàng Đầu tư và gây rủi ro lớn.
Việc vãn hồi đạo luật Glass-Steagal này khi sửa sai luật Dodd-Frank đang được bàn cãi và dĩ nhiên các đại gia Ngân hàng tại Wall Street lẫn các ngân hàng nhỏ hay tiểu doanh thương đều đang vận động cả Hành pháp lẫn Lập pháp theo các chiều hướng đối nghịch.Đại gia thì muốn giữ nguyên trạng vì có lợi, trong khi tiểu thương thì đòi thay đổi. Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa, chính quyền Trump có tham vọng làm một cuộc cách mạng với nhiều thay đổi “rợn mình”, nhưng chẳng phải muốn gì cũng được như chúng ta đang thấy trong nhiều địa hạt khác.
Ông Trump có các đại gia ngân hàng trong dàn cố vấn nhưng lại rất cần cử tri và giới tiểu doanh thương. Vì thế, ông tung ra bảy nguyên tắc căn bản trong sắc lệnh nhằm thuyết phục quần chúng và yêu cầu Bộ Ngân khố nghiên cứu việc tu sửa luật lệ chính để mở màn cho việc đàm phán sắp tới với Quốc hội và các hiệp hội Ngân hàng lớn, nhỏ.Bên Quốc hội, nhiều người cũng muốn sửa luật nhưng không phải ai cũng đồng ý với việc “xả cảng” và tháo gỡ hệ thống kiểm soát.
Mục đích là giản lược bộ máy hành chính để giải phóng đà tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm, nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và bắt các cơ quan liên bang có chức năng kiểm soát phải trả lời về trách nhiệm kiểm soát của họ, chứ không thể bắt dân đóng thuế để nhà nước lại chuộc nợ cho các đại gia bị nguy cơ sụp đổ.
Nói vắn tắt thì trận đánh mới chỉ mở màn và còn kéo dài cả năm. Mỹ chưa thể phá bỏ hệ thống kiểm soát ngân hàng như thiên hạ lo sợ.
Vào lúc mọi chú ý tập trung vào sắc lệnh ngân hàng của Tổng thống Trump, Phó Chủ tịch Ủy ban Tài chính tại Thượng viện Patrick McHenry gửi thư yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ Janet Yellen “rút lui” khỏi mọi cuộc đàm phán với quốc tế về việc thực thi công ước Basel. Công ước này liên quan đến vấn đề quản lý vốn thanh khoản của các ngân hàng./.>>>Tổng thống Mỹ D.Trump ban hành loạt sắc lệnh cải tổ hệ thống tài chính
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sắp ban hành sắc lệnh nhập cư mới
08:05' - 17/02/2017
Ngày 16/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đưa ra một sắc lệnh hành pháp mới về nhập cư vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Sắc lệnh mới của Tổng thống Donald Trump có thể khiến ngành ngân hàng Mỹ thay đổi
19:03' - 15/02/2017
Ngành tài chính và ngân hàng Mỹ có thể sẽ có nhiều biến chuyển trong thời gian tới khi Tổng thống Donald Trump mới đây đã ký sắc lệnh xem xét lại các quy định của ngành ngân hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc ban hành sắc lệnh cấm nhập cảnh mới
10:18' - 11/02/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch đưa "cuộc chiến pháp đình" liên quan đến sắc lệnh hạn chế nhập cảnh lên Tòa án Tối cao và đang xem xét ban hành một sắc lệnh mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chống tội phạm
11:08' - 10/02/2017
Trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ chỉ trích thành phố Chigago đang là nơi có tỷ lệ tội phạm cao, với 228 vụ xả súng từ đầu năm đến nay, làm 42 người thiệt mạng, tăng 24% so với năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,