Chuyên gia nhìn nhận thế nào về phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam?
Nhân dịp Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV bàn về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các chuyên gia Việt Nam đã và đang trực tiếp tham gia những dự án hạt nhân lớn của Pháp, đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Paris với mong muốn đóng góp kinh nghiệm và tâm huyết cho quê hương.
"Cần thay đổi suy nghĩ, quan niệm của người dân về năng lượng hạt nhân", đó là quan điểm của ông Dương Thành Nam, kỹ sư trưởng nhóm xây dựng dự án điện hạt nhân EPR2 của Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF). Ông Dương Thành Nam cho rằng làm chủ công nghệ hạt nhân không chỉ là thách thức kỹ thuật, mà còn là vấn đề tư duy và cách tiếp cận của toàn xã hội. Ông nhấn mạnh: "Nhắc đến hai từ hạt nhân, chúng ta thường hay nghĩ đến sức mạnh của sự tàn phá và huỷ diệt. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào cách nghĩ và sự lựa chọn của chúng ta. Cần giải thích để mọi người hiểu rằng việc làm chủ công nghệ hạt nhân là để phục vụ cho lợi ích của loài người". Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, kỹ sư trưởng Dương Thành Nam nhìn nhận một cách thực tế rằng mỗi con ốc, đường dây trong nhà máy điện hạt nhân đều phải được sản xuất với độ chính xác tối đa. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cấp toàn diện các ngành công nghiệp phụ trợ.Điện hạt nhân không chỉ là câu chuyện về công nghệ lò phản ứng. Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất là quản lý chất thải phóng xạ - thách thức kéo dài hàng nghìn năm sau khi nhà máy ngừng hoạt động. Là người Việt Nam duy nhất từng đoạt giải tiến sĩ xuất sắc nhất châu Âu ngành địa vật liệu (năm 2013) và hiện đang phụ trách các dự án nghiên cứu địa cơ học tại Viện nghiên cứu chất thải hạt nhân của Pháp, Tiến sĩ Vũ Minh Ngọc đã đưa ra góc nhìn chuyên sâu về vấn đề này: "Quản lý chất thải phóng xạ là bước cuối cùng của chu trình nhiên liệu hạt nhân, nhằm mục đích bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai". Theo ông, giải pháp an toàn nhất hiện nay đang được các quốc gia phát triển áp dụng, đó là lưu trữ chất thải dưới tầng địa chất phù hợp như đất sét, đá granit hay đá muối. Điều đáng chú ý là mặc dù chi phí xây dựng cơ sở lưu trữ địa chất sâu có thể tốn đến hàng chục tỷ USD, nhưng Việt Nam có ưu thế là đi sau nhiều thập niên so với các nước khác trên thế giới, nên có thể rút ngắn thời gian và chi phí nghiên cứu, nếu tìm được lớp địa tầng tương tự những gì đã được nghiên cứu bởi các nước khác.
Đối với kỹ sư cao cấp Bùi Nguyễn Hoàng, yếu tố con người lại là mối quan tâm hàng đầu. Với hơn 15 năm kinh nghiệm về thiết kế và quản lý các dự án nhà máy điện hạt nhân tại châu Âu và châu Á, ông bày tỏ: "Nhiều kỹ sư, chuyên gia khao khát được về nước, cống hiến trực tiếp cho công tác quản lý và điều phối dự án, giám sát và quản lý chất lượng trong quá trình triển khai và thực hiện dự án".Theo ông Bùi Nguyễn Hoàng, hiện có gần 100 kỹ sư, chuyên gia Việt Nam và gốc Việt đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại châu Âu. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đóng góp cho quá trình tư vấn chính sách, thẩm tra và phản biện thiết kế. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn lực chất xám này, Việt Nam cần có chính sách đặc biệt và môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn.
Liên quan đến câu hỏi liệu có thể đảm bảo chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn mà không làm chậm tiến độ dự án, Tiến sĩ Lê Quốc Việt chỉ ra rằng sau sự cố hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) năm 2011, các quy chuẩn an toàn được nâng cao đáng kể, khiến việc thiết kế và quản lý dự án trở nên vô cùng phức tạp. Là người có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực xây dựng và đã tham gia dự án Nhà máy điện hạt nhân Flamanville 3 tại Pháp, từ khi khởi công đến lúc nhà máy hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia, ông cho biết, dự án Flamanville 3 chính là "nạn nhân" của các quy trình phức tạp này. Pháp đã mất đến 17 năm để hoàn thành công trình này, với số vốn đội lên tới 23,7 tỷ euro. "Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã phức tạp, nhưng vận hành và quản lý an toàn còn khó khăn hơn nhiều", Tiến sĩ Lê Quốc Việt nhấn mạnh. Ông dẫn chứng các sự cố tại Fukushima và Chernobyl để chỉ ra rằng, dù công nghệ xây dựng ngày càng tiên tiến, yếu tố con người, quy trình vận hành và khả năng ứng phó khẩn cấp vẫn là những yếu tố quyết định đến mức độ an toàn. Bài học từ các thảm họa này cũng được Hội Xây dựng, Cơ học và Vật liệu Việt Nam tại Pháp (GCMM) đặc biệt chú trọng. Với gần 500 thành viên đều là người gốc Việt đang học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại Pháp, trong đó có khoảng 50 người làm việc lâu năm trong lĩnh vực hạt nhân, GCMM đã đưa ra những đề xuất cụ thể về việc ứng phó với thiên tai. "Sự cố Fukushima là minh chứng cho thấy cần đánh giá toàn diện các yếu tố thiên tai, kể cả những rủi ro ít có khả năng xảy ra", đó là cảnh báo mà Tiến sĩ Nguyễn Thường Anh, Chủ tịch Hội GCMM chia sẻ.Cùng với nghiên cứu sinh tiến sĩ Phí Minh Nhật, ông khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng các biện pháp phòng chống thiên tai như xây dựng tường chắn sóng cao tối thiểu 12m, đặt nền móng nhà máy cao hơn 20m so với mực nước biển và thiết kế kết cấu chịu được động đất cường độ cao. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo cũng được các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh. Các hệ thống cảm biến thông minh, mô hình phân tích dữ liệu lớn để dự đoán các hiện tượng thiên tai và hệ thống cảm biến rung bên trong nhà máy sẽ giúp nâng cao khả năng ứng phó, giảm thiểu rủi ro. Điều đáng chú ý là việc đầu tư vào các biện pháp phòng chống thiên tai ngay từ giai đoạn thiết kế không chỉ đảm bảo an toàn mà còn mang lại lợi ích kinh tế lâu dài. Theo các chuyên gia, chi phí bảo hiểm có thể giảm từ 30-50% nếu tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn.
Từ những chia sẻ tâm huyết của các chuyên gia, có thể thấy Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển chương trình điện hạt nhân một cách an toàn và hiệu quả. Bài học từ các quốc gia đi trước, đặc biệt là những sự cố như Fukushima và Chernobyl, là những cảnh báo quý giá giúp Việt Nam tránh được những sai lầm tương tự.Thành công của chương trình điện hạt nhân Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn công nghệ phù hợp mà còn đòi hỏi sự đầu tư bài bản vào nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa an toàn nghiêm ngặt và áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế tiên tiến nhất với khung pháp lý chặt chẽ nhất. Những chuyên gia Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực hạt nhân tại nước ngoài chính là cầu nối quý giá, giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách với những tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.Như kỹ sư Dương Thành Nam đã nhấn mạnh: "Xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành nghề ở một trình độ cao nhất, những sản phẩm tốt nhất, và tất nhiên là những con người tốt nhất. Những cái nhất đó là một thách thức, nhưng cũng là một cơ hội để thay đổi nhận thức của công chúng về năng lượng hạt nhân". Đó chính là thông điệp mà các chuyên gia Việt Nam muốn gửi gắm tới quê hương.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
EVN kiện toàn tổ chức Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
16:02' - 21/04/2025
Sáng 21/4, Ban QLDA Điện hạt nhân Ninh Thuận (EVNNPB) đã tổ chức họp giao ban công tác. Ông Nguyễn Tài Anh – Phó Tổng Giám đốc EVN kiêm Giám đốc Ban QLDA Điện hạt nhân Ninh Thuận chủ trì cuộc họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tham vấn người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận về thu hồi đất
16:57' - 19/04/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận vừa tham vấn ý kiến người dân vùng dự án về giá cả đền bù, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ việc phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân
12:45' - 14/04/2025
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, sáng 14/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
LHQ, Mỹ kêu gọi kiềm chế, hạ nhiệt căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
08:22' - 07/05/2025
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Liên hợp quốc (LHQ) và Mỹ đã kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa để tránh leo thang căng thẳng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga ủng hộ thỏa thuận hạt nhân "công bằng" giữa Mỹ-Iran
08:10' - 07/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định với người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian rằng Moskva sẵn sàng thúc đẩy đối thoại giữa Tehran và Washington nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân “công bằng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Iran, EU sẵn sàng khởi động đàm phán chính trị để cải thiện quan hệ song phương
08:30' - 06/05/2025
Iran và Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/5 tuyên bố sẵn sàng khởi động tiến trình đàm phán chính trị để giải quyết những bất đồng và mối quan tâm chung nhằm cải thiện quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhà báo New Zealand ấn tượng sâu sắc về đất nước con người Việt Nam
11:54' - 05/05/2025
Cuối tuần qua, trang tin The New Zealand Herald đã đăng tải bài viết của tác giả Cath Johnsen, khẳng định Việt Nam có một trong những nền văn hóa thân thiện nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Tỷ phú Warren Buffett: Mỹ không nên sử dụng thương mại như một vũ khí
09:35' - 05/05/2025
Nhà đầu tư, tỷ phú Warren Buffett mới đây đã lên tiếng phản đối chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, cho rằng nước Mỹ không nên sử dụng "thương mại như một vũ khí".
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ tầm nhìn táo bạo sau 100 ngày tại nhiệm
08:05' - 05/05/2025
Ông Trump đã đưa ra một loạt các tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương lai chính trị của mình.
-
Ý kiến và Bình luận
VCCI: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
11:30' - 04/05/2025
Theo VCCI, nhiều quy định tính thuế và điều kiện khấu trừ thuế đề ra theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) chưa hợp lý.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Canada cam kết cải tổ toàn diện nền kinh tế
09:05' - 03/05/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney khẳng định sẽ thực hiện cuộc cải tổ kinh tế lớn nhất của nước này kể từ sau Thế chiến Thứ II.
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương
10:16' - 02/05/2025
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương.