Chuyên gia nước ngoài “hiến kế” giải quyết tình trạng ngập lụt tại Hà Nội
Việt Nam là một trong 10 nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Là Thủ đô của Việt Nam, thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn, trong đó ngập úng đô thị là vấn đề khó giải quyết từ nhiều năm qua. Ngập úng gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến giao thông, việc kinh doanh, sinh hoạt của người dân...
Tại Hội thảo “Chống ngập úng, các giải pháp giúp thành phố trong công tác chống ngập úng” do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chống ngập và tiêu thoát nước đã nhận định, tình trạng ngập lụt đô thị tại Hà Nội xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Về khách quan, Hà Nội là thành phố có địa hình trũng thấp, cao độ trung bình khu vực nội thành chỉ từ 6 – 6,5m so với mực nước biển, độ dốc dưới 10% chiếm 54,5% diện tích toàn thành phố.
Vào các tháng mùa mưa, mực nước sông Hồng vượt mức báo động I, không thể thoát tự chảy, phải bơm cưỡng bức ra sông dẫn đến nguy cơ ngập lụt.
Ngoài ra, lượng mưa hàng năm tại Hà Nội đều tăng. Từ năm 1962 – 2001, trung bình mỗi năm thành phố có 9 trận mưa trên 100mm.
Từ năm 2002 – 2007, con số này tăng lên 29 trận mưa. Đặc biệt vào năm 2008, có 1 trận mưa trên 300 mm, gây ngập toàn thành phố.
Đô thị hóa và gia tăng dân số đô thị cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng ngập úng tại Hà Nội.
Hệ thống cống mặc dù đã được đầu tư, cải tạo song chưa hoàn thiện nên không đáp ứng được nhu cầu thoát nước của hơn 7,5 triệu dân, chưa tính dân vãng lai.
Giáo sư Hong Yuan Lee của trường Đại học Đài Loan cũng đã chỉ ra rằng, ngập úng ở Hà Nội xảy ra còn do hiện tượng sụt lún nền. Từ năm 1991 đến nay, có nhiều điểm bị sụt lún do thay đổi mực nước ngầm như tại trạm đo Thành Công sụt lún 4,102 cm/năm, trạm đo Ngô Sĩ Liên sụt lún 2,714 cm/năm...
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, ngập úng tại Hà Nội còn xảy ra do các nguyên nhân chủ quan là những bất cập trong công tác quản lý đô thị, quản lý hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, quy hoạch thoát nước còn nhiều hạn chế, đặc biệt thành phố chưa có hệ thống giám sát, cảnh báo và điều hành đồng bộ chống ngập.
Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan và một số quốc gia trên thế giới đã triển khai các biện pháp chống ngập rất hiệu quả.
Tại Nhật Bản, Chính phủ thực hiện song song hai giải pháp công trình và phi công trình nhằm kiểm soát và giảm thiểu ngập lụt.
Trong đó, triển khai đồng bộ các phương án: cải tạo sông và kênh rạch; phân vùng chậm lũ; xây dựng các trạm bơm thoát nước, hệ thống giếng và đường hầm thoát nước, đường hầm điều tiết lũ; sử dụng xe bơm chống ngập cục bộ; lập bản đồ phân bổ khu vực ngập nội đô và lũ trên sông; dự báo lũ và hệ thống cảnh báo, điều hành.
Ở Đài Loan, hệ thống dự báo lũ phát huy hiệu quả cao. Nhờ có thiết bị rađa đo mưa hiện đại, trung tâm phòng chống lũ có thể dự báo và mô phỏng chính xác chuyển động lũ trong 6 tiếng trước khi lũ về.
Ngoài ra, Đài Loan cũng thực hiện rất tốt công tác chống ngập lụt nhờ các dự án tái quy hoạch trung tâm đô thị như xây dựng kênh tiêu Jhong-Gang, phát triển bền vững và phục hồi vùng đất ven biển Chiayi, quy hoạch xây dựng hồ chứa nước ngầm trong đô thị, triển khai chương trình thoát nước bền vững, triển khai các giải pháp thấm nước trên mái nhà và tấm lát, đơn nguyên chứa nước sinh thái hoặc nước mưa vườn hoa...
Đặc biệt, mô hình đường hầm giao thông thoát lũ tại Kualalumpur đã giúp Malaysia giải quyết dứt điểm tình trạng ngập ở Thủ đô.
Với cấu tạo 3 tầng, 2 tầng trên dành cho giao thông, 1 tầng dưới dành cho thoát nước, đường hầm được thiết kế để có thể chứa được dung tích tối đa 3 triệu m3 nước.
Khi có bão lũ, các trạm giám sát sẽ theo dõi nhu cầu đóng cửa xa lộ, các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào và thoát lũ ra hồ chứa. Khi hết lũ, đường hầm mở cửa lại trong vòng 48 giờ kể từ khi đóng cửa.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tiêu thoát nước tại Hà Nội và những kinh nghiệm chống ngập từ các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia đã đề xuất một số giải pháp giúp Hà Nội giải quyết tình trạng ngập lụt đô thị.
Theo đó, giải pháp cơ bản và quan trọng nhất là phải xây dựng trung tâm điều hành chống ngập (EOC); hệ thống quan trắc, cảnh báo; hoàn thiện hệ thống cống thoát nước; rà soát, lên kế hoạch nâng cấp, mở rộng các hồ điều hòa, trạm bơm tiêu úng hiện có.
Mặt khác, tiếp tục nạo vét cải tạo các sông, kênh mương thoát nước chính; xây dựng hoàn thiện hệ thống trạm bơm tiêu thoát nước; đưa vào sử dụng xe bơm lưu động phục vụ ứng cứu khẩn cấp các vùng ngập cục bộ và nặng.
Đáng chú ý, các chuyên gia Malaysia đề xuất giải pháp xây dựng đường hầm thông minh cho thành phố Hà Nội nhằm giải quyết triệt để tình trạng ngập của Thủ đô, đặc biệt là khu vực phía Tây Thành phố, đồng thời kết nối giao thông giữa nội thành Thủ đô và các địa phương lân cận./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ảnh hưởng của bão số 2: Mưa lớn làm ngập nhiều tuyến đường ở Hà Giang
18:28' - 04/08/2016
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trận mưa lớn kéo dài từ ngày 3/8 đến chiều ngày 4/8 tại thành phố Hà Giang đã khiến cho mực nước sông Lô dâng cao, nhiều tuyến đường bị ngập úng cục bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Ảnh hưởng của bão số 1: Ngập cục bộ một số khu vực ở Thủ đô
09:10' - 28/07/2016
Mưa lớn trong đêm 27 và rạng sáng 28/7 đã dẫn đến ngập cục bộ một số địa điểm ở Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đề phòng ngập nặng khi tiếp tục mưa lớn
10:59' - 12/07/2016
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều và tối 12/7 có thể có mưa rào và giông ở Hà Nội, nguy cơ xảy ra ngập tại một số điểm ở Hà Nội rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình