Chuyên gia Singapore khuyến nghị Việt Nam đẩy mạnh cải cách để tận dụng CPTPP
Đây là nhận định của Tiến sĩ Hoe Ee Khor, Chuyên gia kinh tế trưởng, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) tại Singapore.
Tiến sĩ Hoe Ee Khor cho rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - tiền thân của CPTPP mang lại nhiều lợi ích hơn khi có sự tham gia của Mỹ vì nó chiếm tới 38% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) và 26% thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, trên thực tế, CPTPP vẫn là một thỏa thuận rất quan trọng với 11 thành viên còn lại, trong đó có Việt Nam, khi quy mô thị trường của hiệp định này vào khoảng 500 triệu dân, vẫn chiếm hơn 13% GDP và 15% thương mại toàn cầu.
Theo ông, trong số 5 nền kinh tế châu Á là thành viên của CPTPP gồm: Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Việt Nam, một số nền kinh tế đã nhận được nhiều lợi ích từ việc tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đơn cử như Việt Nam đã nhận được dòng vốn FDI vào ngành may mặc và các ngành sản xuất khác với mong muốn tiếp cận thị trường rộng lớn hơn theo thỏa thuận này.
Khi CPTPP đi vào thực thi ở giai đoạn sau, sẽ có nhiều dòng đầu tư tăng lên. Theo đó, tăng trưởng FDI vào Việt Nam có thể đạt hơn 2% vào năm 2025 và hơn 6% năm 2030.
Các quốc gia khác ở châu Á, như Malaysia và Nhật Bản, cũng sẽ có những bước tăng trưởng tương tự.
Dẫn các số liệu gần đây, Tiến sĩ Hoe Ee Khor cho biết kim ngạch xuất khẩu đối với các thành viên CPTPP chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới trong 5 năm qua.
Trong 11 thành viên CPTPP, Nhật Bản và Singapore là hai trong số các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam sẽ vẫn hưởng lợi lớn từ CPTPP trong việc tăng cường tiếp cận thị trường cũng như thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn.
Mặc dù đã có một số điều khoản bị đình chỉ so với TPP ban đầu, song CPTPP vẫn là một "hiệp định thương mại thế kỷ 21" với tiêu chuẩn cao, hướng tới mục tiêu không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa mà còn bao trùm nhiều điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở rộng, trong đó có các vấn đề phi thuế quan như quy tắc xuất xứ, cạnh tranh, tiêu chuẩn lao động, quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp, cùng các vấn đề xuyên suốt như tuân thủ quy định, các tiêu chuẩn an toàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Tiến sĩ Hoe Ee Khor cho rằng để được hưởng lợi từ CPTPP và các điều khoản của nó, các nền kinh tế thành viên sẽ phải cam kết thực hiện các quy định của mình, kéo theo việc tiến hành tái cơ cấu. Đây cũng là lý do một số nước coi CPTPP là động lực thúc đẩy cải cách trong nước.
Vì vậy, Việt Nam cũng đẩy mạnh cải cách ở một số lĩnh vực trong đó có cải cách doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Đây được coi là một động lực bên ngoài thúc đẩy cải cách trong nước rất cần thiết, không chỉ giúp Việt Nam thu được lợi ích từ CPTPP mà còn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh trong dài hạn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức từ CPTPP đối với Việt Nam
06:30' - 11/03/2018
Việt Nam đang đứng trước hàng loạt cơ hội, song cũng đối mặt với không ít thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Nhật Bản: Việt Nam có vai trò quan trọng trong chiến lược CPTPP
13:43' - 10/03/2018
Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã phỏng vấn Giáo sư Koichi Ishikawa thuộc Viện Nghiên cứu châu Á - Đại học châu Á về tầm quan trọng và lợi ích của hiệp định CPTPP.
-
Ý kiến và Bình luận
CPTPP tác động thế nào đến nông dân và ngư dân?
20:23' - 09/03/2018
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 nước tham gia; trong đó, có Việt Nam đã được ký kết vào chiều 8/3 tại Santiago de Chile (tức 1 giờ sáng 9/3 giờ Việt Nam).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.